Thi hài nằm trong quan tài được đặt giữa căn gác trongnhà của bà Trần Thị Nguyệt (ngụ xã Phú Thạnh, huyện Phú Tân, An Giang). Chiếc quan tài không nằm thẳng mà nằm xéo 1 bên so với căn gác. Bên trong là 1xác người nằm như đang ngủ.
Bà Nguyệt cho biết, người nằm trong quan tài là anh của chồng bà, tên Đinh Công Hạo (mất lúc 17 tuổi).Chiếcquan tài được đặt ở đây đã hơn 50 năm.
Bên trong ngôi nhà này có 1 xác chết tròn 50 năm nhưng vẫn còn nguyên vẹn, chưa bị phân hủy
“Đây là anh chồng của tôi. Anh ấy chết năm 1968, 4 ngày sau khi an táng thì được khai quật lên và cất giữ trong quan tài đến bây giờ”, bà Nguyệt nói.
Hạo là con thứ 3 trong gia đình có 4 người con gồm 2 trai, 2 gái. Hạo được nhận xét có gương mặt khôi ngô, tuấn tú, lại giống cha nên rất được yêu thương.
Năm lên 10 tuổi, Hạo mắc bệnh lạ chán ăn, mất ngủ. Chính vì vậy, cơ thể ngày một teo tóp dần.
Nhiều thầy thuốc đông, tây y có tiếng thời đó đã được gia đình mời đến bắt bệnh, nhưng tất cả đều bó tay. Hạo trút hơi thở cuối cùng vào năm 17 tuổi và được gia đình an táng trên một mảnh đất sau nhà.
Những tưởng mọi chuyện đã an bài với người quá cố, nhưng sau đó nhiều sự kiện trùng lặp một cách kỳ lạ đến nay vẫn là điều bí ẩn.
Bà Nguyệt kể: “Sau khi anh Ba mất, gia đình chôn ở sau nhà. Ba chồng tôi ngủ thì thấy anh Ba về kêu: 'Đào con lên, con sống dậy rồi'. Ban đầu không tin nhưng ba chồng tôi cứ thấy vậy hoài. Rồi những người khác cũng thấy y như vậy nên ba chồng tôi nói để trình báo với chính quyền rồi khai quật mộ lên”.
Bà Nguyệt bên chiếc quan tài của người anh chồng
Ngay sau đó, việc đào mộ được diễn ra rất cẩn thận, mọi người nhẹ nhàng lấy từng lớp đất vì sợ mùi tử khí xông lên. Tuy nhiên, đến khi nắp quan tài được mở ra không ai phát hiện mùi hôi thối.
“Lúc đó, mọi người thấy da thịt anh Ba còn hồng hào nhưng không còn thở, nằm im như đang ngủ. Chỉ có kiến vào đục cái tay, miệng nên má tôi mới tắm rửa cho anh ấy rồi xức thuốc đỏ vô thì lành”, bà Nguyệt kể lại.
Sau đó, bác sĩ đến tìm hiểu và kim đâm vào đầu ngón tay xác chết thì máu vẫn chảy, đổ nước vẫn 'uống' bình thường.
Thương tiếc con trai, cha của Hạo quyết định không chôn mà đưa thi thể con vào chiếc quan tài nhỏ, phía trên có lắp tấm kính để hàng ngày được nhìn thấy người đã khuất.
Mấy năm sau, mặt kính phía trong bị ố vàng nên ông khoan 2 lỗ nhỏ bằng đầu đũa bên hông quan tài để thông hơi. Khi đó, mọi người thấy hai đầu quan tài có 2 lỗ sẽ sợ mùi hôi xông ra nhưng trước giờ không ai ngửi được mùi hôi thối quanh xác chết.
Chiếc quan tài không nằm thẳng mà nằm xéo 1 bên so với căn gác. Bên trong là 1 xác người nằm như đang ngủ
Đến nay, xác của người quá cố được phủ kín bằng lớp vải mỏng. Với những đường nét lộ ra bên dưới lớp vải thì xác vẫn còn nguyên vẹn, chứ không phải là bộ xương.
Trải qua hơn 50 năm xác chết chỉ khô lại chứ không phân hủy. Theo lời gia đình, họ không sử dụng bất cứ loại thuốc, hoá chất nào để ướp xác. Vượt qua những yếu tố khoa học, xác khô ấy vẫn cứ thế trường tồn thách thức thời gian.
Đã có nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước từng đến ăn ngủ cùng xác chết để nghiên cứu, cố gắng tìm ra lời giải vì sao xác chết không phân hủy nhưng đến nay vẫn chưa có lời giải đáp.
Hàng ngày các thành viên trong gia đình vẫn quét dọn, đốt nhang khói cho người quá cố. Dù để xác ướp trong nhà nhưng cuộc sống gia đình vẫn bình thường, không ai cảm thấy sợ sệt.
- Tag
- Thi hài hơn
- miền Tây