Cùng ngược dòng thời gian ngắm nhìn những bức ảnh Tết xưa để cùng hoài niệm, cảm nhận không khí Tết đơn sơ nhưng tràn đầy yêu thương ấy.
Giò lụa là món ăn cao sang nhất không thể thiếu được trong mâm cỗ ngày tết của người Việt xưa.
Giò giã tay thủ công bằng cối đá, được gói lá chuối khác hẳn với giò luộc bằng khuôn inox bọc túi bóng ngày nay. Ai đã ăn một lần thì sẽ không bao giờ quên được.
Bảng thông báo bán hàng tết Mậu Tuất 1982
Thời bao cấp, để được mua hàng sắm tết, mọi người cần phải có tem phiếu và xếp hàng lần lượt.
Ngày xưa, tiếng pháo gắn liền với những dịp tết đến xuân sang, nó là biểu tượng hân hoan, xua đuổi tà khí trong suy nghĩ của bậc cha ông.
Trẻ em tần ngần, mê mẩn trước hàng pháo
Những đứa trẻ cúi xuống tìm những quả pháo xịt còn xót lại trong đám xác pháo tơi bời sau đêm giao thừa.
Sau đêm 30 Tết, hình ảnh đường phố Hà Nội đỏ rực xác pháo có lẽ chỉ nằm trong tiềm thức của một số ý các bạn trẻ 8X và 9X đời đầu. Mỗi khi nhắc đến những hình ảnh này, nhiều người cảm thấy bùi ngùi tiếc nuối. Họ chỉ còn biết xuýt xoa, chấp nhận vì cuộc sống hiện đại không còn cho phép những hình ảnh xưa tái diễn.
Tết xưa đơn sơ thiếu thốn mà nghĩa tình.
Trẻ em xúng xính quần áo mới dịp tết.
Cả nhà cùng quây quần gói bánh chưng
Kỉ niệm trong tôi… buồn ngủ ríu cả mắt vẫn háo hức quây quần cùng người thân bên nồi bánh chưng.
Những hộp mứt tết trong những bao bì đơn giản ngày xưa.
Quầy bán tranh, hoa Tết đông nghịt.
Niềm vui con trẻ với những chiếc bóng bay con thỏ huyền thoại
Bàn thờ ngày tết.
Tranh Tết, lịch Tết, câu đối Tết bày bán ở vỉa hè
Mẹ chở con gái đi chợ tết với tâm trạng háo hức
Đường phố Hà Nội ngày tết vắng vẻ hơn những ngày thường.
Rộn ràng chợ hoa
Tết sum vầy, ngập tràn yêu thương
Gia đình chụp ảnh cùng nhau khi công nghệ chưa phát triển
Tàu, xe đông nghịt người về quê. Thậm chí nhiều người phải trèo lên trên nóc vì hết chỗ.
Tết xưa giờ chỉ còn trong hoài niệm!