Gỗ là hiện thân của sự sống đầu tiên trên trái đất. Cách đây hàng ngàn năm, bấy giờ khi những đại lão mộc còn là những thân cây xanh tốt, dẻo dai nằm vươn mình trong những cánh rừng đại ngàn linh thiêng. Không ai có thể biết được mẹ thiên nhiên đã biến hóa qua hàng ngàn năm, qua bao phong ba bão táp cho đến một ngày một những vị cây rừng được lựa chọn để mang trên mình một thứ di sản, một sản vật có thể nói là vô giá của rừng già - người đời gọi là gỗ Nu, hay dân dã hơn họ vẫn hay gọi là “bừu gỗ”.
Thứ sản vật được sinh ra từ đau thương
Chuyện kể rằng, khi người Pháp đến Việt Nam đã cho trồng nhiều loài gỗ quý như Hương, Trắc, Nghiến, Gụ, Lim, Căm xe… họ tiến hành chọn những cây gỗ có đường kính từ 30 đến 40 cm cưa ngang mặt đất, chờ cây mọc chồi, chặt bỏ để lại 1 đến 2 chồi. Năm sau lại chặt bỏ chồi cũ giữ chồi mới, cứ thế liên tiếp trong nhiều năm, cây không chết nhưng cũng không sống bình thường được, vết thương này trồng lên vết thương khác, quặn thắt và đau đớn, buộc cả thân cây phải dồn rất nhiều chất dinh dưỡng, khả năng kháng thể nhằm chống trọi với bệnh tật và giúp lành vết thương. Nó dần hình thành một cái bừu giống như vết sẹo ở con người, nhiều vết sẹo chồng lên vết sẹo buộc nó phải phình ra to dần lên. Cứ thế sau rất nhiều năm, người ta đốn bừu của cây gỗ đó, đem phơi sương, phơi đi phơi lại trong nhiều tháng trời cho đến khi nước tự nhiên trong gỗ khô kiệt, khi ấy sự co ngót hoặc nứt nẻ không thể sảy ra được nữa mới thôi. Người ta đem sẻ những thân gỗ đó để làm thành những đồ nội thất như bàn ghế, lục bình, sập, tượng…
Rất nhiều tài liệu nghiên cứu của vị GS-TS Đinh Xuân Bá, cùng nghiên cứu tài liệu từ các nhà khoa học đầu ngành về trầm, kỳ và Nu gỗ ở nước ngoài thì nhiều khả năng đó là một bệnh phẩm hay sản phẩm của sự nhiễm bệnh. Nói cách khác, nó là sản phẩm phản ứng tự vệ của cây chống lại sự nhiễm bệnh. Nhưng không phải cây nào cũng cho Nu, phải là cơ duyên của cây được chọn đồng thời trải nhiều sương gió, qua bao tháng năm tôi luyện cây mới cho Nu. Cả ngàn cây mới có một cây cho Nu, cả triệu cây mới có cây cho Nu đẹp. Những cây cho Nu thường là những cây bị thương tích nặng. Khi cơ thể cây bị thương, cây sẽ tiết ra nhựa để bảo vệ vết thương, đồng thời dồn nhiều dinh dưỡng nhằm phục hồi nó. Nói như vậy không có nghĩa là cứ chặt chồi, chém ngọn cho cây đau đớn giống như câu chuyện người Pháp đã làm ở trên là sẽ có Nu gỗ, mà mỗi sản vật Nu còn mang trong mình yếu tố tâm linh vô cùng huyền bí. Giới đam mê gỗ nu tin rằng, nu chính là sự hóa thân của một vị Thần rừng nào đó, rất linh và rất tốt lành. Mỗi một khối gỗ nu là sự hội tụ linh khí hương hoa của đất trời…họ gọi đó là hương trời, bởi trong gỗ có sự hòa quyện mùi hương, chất đất, vị gỗ.
Quan sát bề ngoài của một cây gỗ có Nu khá kỳ quái, chúng sần sùi, thô kệch, thậm chí rất ma quái gai góc. Nhưng khi xẻ bỏ lớp vỏ ấy đi người ta bắt gặp thứ gỗ bên trong cứng tưạ đá và có nhiều vân uốn lượn như thêu hoa dệt gấm. Chúng không theo bất kì quy luật nào, nhưng ai nhìn vào một mặt phẳng của tấm gỗ nu cắt lát cũng đều ngạc nhiên về cái tài tình sắp đặt nghệ thuật của tạo hóa. Nếu vẻ đẹp của vân các loại gỗ là những nét màu sắc đậm nhạt theo quy luật nhất định được hình thành trên từng giai đoạn phát triển của cây thì với gỗ thành Nu là vô vàn những nét vẽ siêu hạng, ngẫu hứng của thiên nhiên với những vân thớ khác thường như người họa sỹ tài ba vẽ đẹp đến bất ngờ, tuyệt mỹ.
Chiêm ngưỡng sản vật gỗ nu ở đâu?
Nu gỗ tự nhiên thường xuất hiện ở những cây cổ thụ có tuổi đời ít nhất phải hàng trăm năm trở lên, nó thường nhô ra tại một vị trí bất kỳ của thân cây, thậm chí có những nu gỗ bị chôn sâu cả mét dưới lòng đất. Đặc biệt Nu gỗ trên thân một số loài gỗ quý như sưa, trắc gụ, nghiến …thì giá trị của nó được xem như ngọc ngà, châu báu không phải ai cũng có thể chạm tay vào.
Người ta tìm thấy ở dinh 3 của ông Hoàng Bảo Đại tại Đà Lạt toàn bộ nội thất đều được làm bằng Nu gỗ nghiến. Trải qua năm tháng ngót gần thế kỷ mà các đồ Nu ấy vẫn bóng mày vân, vẫn lộng lẫy như những bức tranh phong thủy nhiều màu sắc.
Trong rất nhiều các triều đại vua chúa Trung Hoa, người ta cũng đã thấy gỗ Nu chỉ được phép xuất hiện trong các dinh thự của quan lại, hoặc thấp nhất cũng phải quan tam phẩm mới được sử dụng vật dụng từ gỗ Nu.
Ngày nay, để được chiêm ngưỡng những tuyệt tác của gỗ Nu quả thật không dễ dàng, ngay cả những vị lão làng trong nghề đồ gỗ mỹ nghệ cũng không dễ gì sở hữu những sản vật hội tụ tinh hoa đại ngàn vô giá này. Nổi tiếng trong lĩnh vực gỗ quý hiếm này phải kể đến Lục Bình An - một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực gỗ Nu. Có lẽ do sự may mắn, hữu duyên mà các vị đại lão mộc lại tề tựu tại điểm hẹn Lục Bình An như một cái cớ để người ta được chiêm ngưỡng đầy đủ nhất các sản phẩm từ Nu gỗ.
Đi từ bất ngờ đến mến mộ, tự hào
Trước khi bước vào căn phòng trưng bày cách đó chừng 5m, người ta đã bắt gặp mùi hương gỗ ngào ngạt, có người thốt lên: hệt như thứ hương rừng vậy. Thậm chí có phần quyến rũ hơn bởi nơi đây quy tụ toàn thứ gỗ quý và thơm bậc nhất của họ nhà mộc. Tinh thần sảng khoái, khách có thể trông thấy ngay một rừng gỗ tự nhiên với cơ man là sập, bàn ghế, lục bình… và nhiều bức tượng được làm từ nu của gỗ.
Bức tượng Bồ Đề Đạt Ma gây sự bất ngờ ngay lần đầu tiên bởi sự uy nghiêm và độ quý hiếm của một khối nu nguyên khối khá đồ sộ đã được xác lập là bức tượng bằng gỗ nghiến lớn nhất, đẹp nhất Châu Á - một trong 5 siêu phẩm của Lục Bình An 489 HQV đã được ghi danh kỷ lục.
- Bức tượng Bồ Đề Đạt Ma – Kỷ lục châu á về gỗ Nu Nghiến
Sở dĩ người thợ tạc tượng lựa chọn biến khối gỗ Nu nghiến nặng hàng tấn trở thành vị sư tổ Đạt Ma cũng bởi một chữ duyên. Khi đó, trong quá trình khai thác, người ta thấy trên nền một thân cây nghiến cổ thụ đã chết, tồn lại một khối Nu sần sùi, thô kệch. Nhiều người đi qua nó, nhưng không ai phát hiện ra hoặc đó là sự chỉ điểm của nhân duyên mà những tay thợ Lục Bình An mới nhận ra đó là một báu vật của rừng xanh. Sau khi đưa khối Nu nghiến về, nhiều người nhận định rằng, đây đích thị là ngọc – một loại ngọc quý được kết tinh qua hàng ngàn hàng vạn năm, tích tụ hằng sà sa số.
Theo một tài liệu nghiên cứu của ngành lâm nghiệp, cây gỗ nghiến là một loại cây rất kém phát triển, để có được 1cm gỗ nghiến, phải mất cả năm trời, thậm chí nếu cây mọc ở nơi đất khô cằn thì thời gian còn lâu hơn thế. Như vậy, để có được một thân gỗ nghiến cổ thụ với đường kính khoảng 5 người ôm, thì đó quả là một kỳ công của tạo hóa, phải mất hàng nghìn năm mới có được. Điều đáng kinh ngạc chưa dừng lại ở đó, người ta ước tính rằng phải mất hàng trăm năm để cây nghiến già phong hóa dần theo quy luật tự nhiên, và để một khối Nu như khối Nu nghiến tạo tác nên bức tượng đang hiện hữu tại Lục Bình An thì cụ đại lão mộc ấy phải có tuổi thọ hàng ngàn năm, có thể liên tưởng tới sự tích tái sinh của vị sư tổ Đạt Ma.
Chính vì lẽ đó, ngay lập tức trong đầu những người thợ tạc tượng Lục Bình An đã bắt đầu cưa đục những tạo hình đầu tiên. Từng đường đục, đường trạm cứ như bay múa theo trí tưởng tượng, dù ai cũng biết gỗ Nu nghiến là loại gỗ cứng như đá, rắn hơn thép, độ khó gấp rất nhiều lần gỗ không có Nu. Kết quả là sau 10 tháng họ đã tạc nên chân dung của vị thánh nhân lưu truyền suốt chiều dài lịch sử, một tác phẩm nghệ thuật kinh điển – Tượng Bồ Đề Đạt Ma bằng ngọc nghiến lớn nhất Châu Á.
Tác phẩm đã xứng đáng nằm trong top những kỷ lục có giá trị nhất về gỗ cho một sản phẩm tâm linh, do Trung tâm kỷ lục châu Á xác lập. Đây không chỉ là một trong những di sản vô giá của thiên nhiên ban tặng cho con người, mà nó còn là niềm tự hào của người Việt Nam bởi chính tác phẩm đã là một minh chứng xác đáng cho việc bảo vệ những giá trị “vàng” linh thiêng của rừng.
Tác phẩm chính là linh hồn của thương hiệu Lục Bình An, với tâm huyết và lòng tôn kính Lục Bình An mong muốn sẽ góp phần đưa di sản này giới thiệu đến đông đảo nhân dân cả nước, thông qua việc cung tiến kết hợp xã hội hóa cho công trình phúc lợi hoặc nơi tôn nghiêm như đền chùa. Hiện tại, người ta chỉ có thể ngắm nhìn siêu phẩm tại trung tâm Lục Bình An chứ không hi vọng mua được bức tượng danh giá này bằng bất kỳ mức giá nào.
Bộ Minh Quốc Triện cột 18
Nói về vẻ đẹp của siêu phẩm này, người ta có thể dùng 3 từ “ Cổ - Kỳ - Mỹ”. Được sinh ra từ Nu gỗ nghiến – nhưng nó đã được xếp vào hàng ngọc quý sinh ra từ hương hoa của núi rừng, có nghĩa là để tìm ra những ngọc từ Nu nghiến thì con người phải mất rất nhiều năm, trên hàng trăm ngàn cây nghiến già mới tìm ra được số nguyên liệu quý hiếm tạo thành siêu phẩm có một không hai này.
Bộ bàn ghế đã thể hiện đầy đủ vẻ đẹp của thiên nhiên kỳ vĩ và sự thăng hoa tài năng của người nghệ nhân thổi hồn cho toàn bộ 23 món đồ nội thất đại gia này. Tổng thể bộ bàn ghế toát lên sức hấp dẫn bởi thứ màu mạch nha vàng mơ kiêu kỳ. Nếu đặt bàn tay lên sẽ cho ta cảm nhận một sự ngạc nhiên như chạm tay vào một nguồn mạch nha mát lạnh lạ lẫm đến mức nếu vị khách nào chưa tìm hiểu kỹ cứ ngỡ rằng nó được sinh ra từ đá.
Điểm nhấn độc đáo tạo ra sự hiếm có của bộ bàn ghế chính là nét hoa vân của ngọc nghiến. Cả ngàn bông hoa ngọc nghiến lung linh vặn xoán biến ảo hệt như nghệ thuật vẽ tranh 3D, hoa ngọc nghiến thi nhau đua nở phủ kín mít từ mặt cho đến góc khuất của bàn, ghế, kệ, lục bình hay đôn, nậm…Vô cùng ngạc nhiên bởi những mắt Nu hình cầu, hình xoáy trôn ốc lại được sự giúp sức của con người đục trạm, lắp ghép sắp đặt để chúng càng khéo phô diễn vẻ đẹp quyến rũ mà rất oai hùng trên nền chất liệu ngọc cứng tựa hóa thạch.
Cái thú ở đây chính là với nhiều bộ bàn ghế được thực hiện trên nền chất liệu gỗ không có Nu, người thợ phải đưa vào những họa tiết mỹ thuật hoa lá, muông thú nhằm tạo sự mềm mại, tinh tế. Nhưng với ngọc nghiến, chính bản thân nó đã là một bức họa “Xuân hoa” đầy ngẫu hứng, thợ thường bảo ấy là “hữu xạ tự nhiên hương”, “ tinh hoa phát tiết” tất cả đều ám chỉ sự đẹp đẽ từ trong ra ngoài mà chỉ ở loại gỗ quý như ngọc nghiến mới được thiên nhiên ban tặng.
Sau gần 2 năm tập hợp nguyên liệu và tạo tác, những người thợ của Lục Bình An đã hoàn thành và trình làng 02 bộ bàn ghế với tên hiệu Minh Quốc Triện gồm 23 món là những đại diện của hành Mộc, tượng trưng cho mùa xuân. Trên mỗi món đồ đều mang tính tượng trưng cho tài lộc, phúc đức, thanh lọc độc tạo khí bình yên…chúng luôn bổ trợ cho nhau thành thể thống nhất hài hòa vô cùng vượng khí.
Sở hữu thứ gia bảo nhiều đời trên phải là do nhân duyên của gia chủ. Ngoài sự “hiếm có khó tìm”, điều ít ai biết rằng sau vẻ đẹp lộng lẫy của ngọc mộc, còn hàm chứa một ý nghĩa sâu xa. Nhìn vào quần thể gỗ quý trên người ta thêm phần kính ngưỡng gia chủ, giới mê gỗ cho rằng không phải ai cũng biết “chơi” ngọc nghiến, phải là một người am hiểu và biết vận cái tinh hoa của loại gỗ này vào cuộc sống thì sẽ may mắn, thành công, hạnh phúc. Còn riêng đối với Lục Bình An quan niệm người biết chơi ngọc mộc phải là người có khí chất thanh tao, biết trân trọng giá trị từ thiên nhiên, biết chinh phục đồng bảo tồn một vật báu có giá trị cả về công năng sử dụng cũng như giá trị tâm linh cao quý.
Vĩ Thanh
Quy luật tự nhiên đã cho chúng ta nhiều điều bất ngờ, sự diệu kỳ từ tạo hóa ban tặng những món quà vô giá mà trong đó sản vật gỗ Nu là một minh chứng. Ngày nay, khi cuộc sống hiện đại hóa bằng những sản phẩm công nghệ, đồ gỗ đang dần lùi vào dĩ vãng thay thế cho xi măng cốt thép, cho nhựa tổng hợp…thì vẫn còn đó những người đang cố gắng níu giữ và nâng niu quà tặng của thiên nhiên. Sự trường tồn của gỗ nói chung và những sản vật từ họ mộc giống như sợi chỉ xuyên suốt tạo nên bản sắc riêng của một ngành nghề truyền thống cần được bảo tồn và phát huy. Bằng nhiệt huyết của tuổi trẻ và lòng tự tôn dân tộc, ngày nay có nhiều người thợ mộc đã và đang gìn giữ ngọn lửa nghề cổ truyền một cách tích cực. Trung tâm gỗ quý Lục Bình An là một tấm gương điển hình và là một trong những doanh nghiệp uy tín nhất trong lĩnh vực gỗ quý, họ xứng đáng là những người thợ mộc viết tiếp những huyền thoại về gỗ, trong đó có huyền thoại Nu.