Cherrapunji ở miền bắc Ấn Độ là nơi ẩm ướt nhất trên hành tinh. Nơi đây có lượng mưa trung bình hàng năm lên tới khoảng 1177 cm. Điều này khiến sông, suối nơi đây rất dễ bị ngập lụt.
Hình ảnh những cây cầu tự nhiên được hình thành tại khu vực ẩm ướt nhất hành tinh
Với lượng mưa như vậy, nhiều cây cầu hoặc con đường bằng bê tông sẽ rất khó tồn tại. Rất may tại Cherrapunji có sự xuất hiện của một loại cây mang tên Ficus elastica. Nó phát triển một hệ thống rễ thứ cấp ở trên mặt đất.
Người dân tại Cherrapunji đã phát triển cây Ficus elastica thành những cây cầu và đường đi bộ. Một số cây cầu tự nhiên hình thành từ cây Ficus elastica có thể đủ mạnh để chứa tới 50 người với chiều dài có thể lên tới hơn 30 mét. Một cây cầu từ cây Ficus elastica mất khoảng từ 10 - 15 năm để phát triển và giữ được 1 người trên đó. Sau đó, nó tiếp tục phát triển mạnh mẽ để giữ được nhiều người hơn