BẠN ĐÃ BIẾT? » Kiến thức

Mẹ chồng Jennifer Phạm lu mờ trong cuộc đua tài sản nghìn tỷ

Thứ bảy, 25/10/2014 10:20

Bà Trương Thị Thanh Thanh - Mẹ chồng Jennifer Phạm, từng lọt vào Top 20 người giàu nhất sàn chứng khoán nhưng quyền lực của bà rơi rớt dần khi tài sản giảm sút.

Bà Trương Thị Thanh Thanh sinh năm 1951 tại Đà Nẵng. Bà Thanh Thanh từng tốt nghiệp Khoa Vật lý Phân tử Đại học Tổng hợp Bacu - Liên Xô cũ nay thuộc Ucraine năm 1974, khoa Quản trị kinh doanh Trường Amos Tuck, Mỹ vào tháng 07 năm 2000.

Trước khi gia nhập FPT (vào năm 1990, ở vị trí kế toán trưởng đầu tiên của Chi nhánh FPT thành phố Hồ Chí Minh), bà là giảng viên Đại học Tổng hợp Hà Nội cũ nay là Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội (từ năm 1974 - 1976) và là giảng viên chính Đại học Tổng hợp Hồ Chí Minh nay là Đại học Khoa học Tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh (từ năm 1976 - 1995).

Giai đoạn 1995 - 2006, bà Thanh Thanh là Phó Giám đốc Chi nhánh FPT thành phố Hồ Chí Minh và Ủy viên Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT (2002-2006).

Từ 2006 đến nay, bà Trương Thị Thanh Thanh giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT. Bà Thanh hiện đang nắm giữ hơn 4,4 triệu cổ phiếu FPT, tương đương 1,61%, tổng giá trị (đến ngày 23/11/2012) là 149,6 tỷ đồng.

Từng lọt vào Top 20 người giàu nhất sàn chứng khoán nhưng quyền lực của mẹ chồng Jennifer Phạm rơi rớt dần khi tài sản giảm sút.

Từng lọt vào Top 20 người giàu nhất sàn chứng khoán nhưng quyền lực của mẹ chồng Jennifer Phạm rơi rớt dần khi tài sản giảm sút.

Năm 2006, thị trường chứng khoán sôi sục, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT trở thành tâm điểm khi nhận danh hiệu người giàu nhất sàn chứng khoán đầu Việt Nam đầu tiên. Nhiều sếp lớn của FPT cũng nằm trong danh sách này nhưng tất cả đều lu mờ trước cái tên Trương Gia Bình.

Tuy nhiên, dù đứng ở vị trí thấp hơn các sếp lớn FPT, nữ đại gia Trương Thị Thanh Thanh vẫn được chú ý vì là chị gái của ông Trương Gia Bình. Tại thời điểm đó, bà Thanh nắm giữ chức vụ phó Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT. Trước khi trở thành doanh nhân, bà Thanh là giảng viên của các trường đại học hàng đầu Việt Nam.

Theo miêu tả trong báo cáo thường niên của FPT, "Bà Thanh là người đầu tiên bắt tay xây dựng Chi nhánh FPT Tp. HCM. Bà luôn tiên phong trong các hoạt động xã hội và từ thiện của FPT".

Với những đóng góp lớn lao cho FPT, bà Thanh được nắm giữ số lượng cổ phiếu FPT tương đối lớn. Năm 2006, với 576,8 tỷ đồng, cổ phiếu FPT giúp bà Thanh đứng ở vị trí 19.

Chỉ 1 năm sau, cổ phiếu FPT không giữ được những ngôi vị cao cho chị em đại gia họ Trương. Trong khi ông Bình rơi từ ngôi vị quán quân xuống vị trí thứ 7 thì bà Thanh rớt xuống khỏi Top 20 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Cuối 2013, bà Thanh chỉ đứng ở vị trí 17 trong Top 50 phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Thị trường chứng khoán ngày càng đón nhận thêm nhiều đại gia mới như Đặng Thành Tâm, Đặng Thị Hoàng Yến nên cái tên Trương Thị Thanh Thanh không còn để lại nhiều dấu ấn. Khối tài sản của bà Thanh ngày càng đi lùi khi đưa lên bàn cân so sánh với các đại gia khác.

Năm 2010, bà Thanh thậm chí còn rớt xuống thứ hạng 71. Sang 2011, bà Thanh vươn lên vị trí 50. Thứ hạng này chưa đủ sức khiến bà Thanh "nóng" trở lại trong lòng giới đầu tư. Tới năm 2012 và 2013, bà Thanh vẫn rất khiêm tốn với thứ hạng 69 và 57.

Cuối năm 2013, giá trị cổ phiếu FPT mà bà Thanh đạt 207,824 tỷ đồng. Đây là con số khổng lồ với đại bộ phận người dân Việt Nam nhưng lại khiêm tốn hơn nhiều so với tài sản của một số nữ đại gia khác. Vì vậy, cuối 2013, bà Thanh chỉ đứng ở vị trí 17 trong Top 50 phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Hiện tại, cổ phiếu FPT đang được nhiều chuyên gia khuyên mua vào. Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đánh giá về dài hạn, cổ phiếu FPT là một cổ phiếu tốt, nhiều tiềm năng, bản thân FPT cũng đang là doanh nghiệp đứng đầu ngành công nghệ ở Việt Nam.

Theo BVSC, FPT đang có chiến lược toàn cầu hóa là một chiến lược đúng đắn và nó cho thấy ban lãnh đạo của FPT có một tầm nhìn rộng và sâu. Vì vậy, BVSC duy trì khuyến nghị mua đối với cổ phiếu FPT cho mục tiêu đầu tư dài hạn.

Dù cổ phiếu FPT được đánh giá cao và có khả năng tăng trưởng mạnh nhưng vị trí của bà Thanh trong danh sách những người giàu nhất và Top 50 phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam khó được cải thiện.

Hiện tại, khối tài sản của các đại gia dẫn đầu như ông Phạm Nhật Vượng, bà Phạm Thu Hương hay bà Nguyễn Hoàng Yến ngày càng khổng lồ hơn và nới rộng khoảng cách với các đại gia còn lại.

Theo Nguoiduatin.vn