Dưới đây là những mẹo đơn giản giúp bạn nhận biết được đâu là rau muống nhiễm độc chì, đâu là rau sạch để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình mình.
Nhận biết bằng cảm quan
Khi quan sát bằng mắt thường, bạn có thể dễ dàng nhận thấy rau muống bị nhiễm chì thường có thân to, lá cứng hơn so với rau muống sạch. Ảnh minh họa.
Khi quan sát bằng mắt thường, bạn có thể dễ dàng nhận thấy rau muống bị nhiễm chì thường có thân to, lá cứng hơn so với rau muống sạch. Đồng thời, lá của muống bị nhiễm chì thường có màu xanh đen, thân cây cũng giòn hơn bình thường.
Nhận biết qua chế biến
Khi rửa sau, nếu muống nhiễm chì thì hóa chất sẽ có nhiều bong bóng nổi lên. Đồng thời, qua quá trình luộc rau, nếu rau muống nhiễm chì sẽ có nước mày xanh nhạt nhưng sau khi để nguội, nước rau sẽ đổi thành màu xanh đen và có kết tủa vẩn đen.
Nhận biết qua mùi vị
Rau muống nhiễm chì khi ăn có vị chát, không ngọt, mùi hơi hắc. Trong khi đó rau muống thường có vị ngọt mát, nước luộc rau cũng trong.
Bí quyết chọn rau sạch cho các chị em
Dạo gần đây liên tục xuất hiện những thông tin về rau củ quả không an toàn: sản xuất giá ăn bằng hóa chất, rau muống bị nhiễm chì… đe dọa sức khỏe của người sử dụng.
Vẻ bề ngoài rau sạch thường không bóng bẩy láng mướt như loại vẫn được phun thuốc kích thích. Ảnh minh họa.
Vẻ bề ngoài rau sạch thường không bóng bẩy láng mướt như loại vẫn được phun thuốc kích thích. Lá và thân hơi cứng, ít có vẻ mơn mởn. Điều này không chỉ đúng với các loại rau muống, ngót, cải mà còn thấy cả ở cải bắp: Lớp vỏ ngoài có vẻ khô cứng hơn, ít độ bóng.
- Củ quả sạch thường không được ngâm thuốc để bảo quản trong thời gian dài nên phần cuống vẫn còn tươi, trong khi những loại khác có thể quả vẫn đẹp nhưng phần cuống không còn hoặc quá "cũ kỹ".
- Những quả cà chua sạch thường không có màu đồng đều mà thường chỗ vàng chỗ đỏ do được để chín tự nhiên, những chỗ ít ánh mặt trời hơn sẽ chín chậm. Trong đống cà chua, cũng có những quả xanh hơn quả khác. Do không qua quá trình dấm nên phần cuống cà chua sạch thường vẫn cứng.
- Các loại rau cải thường vẫn có những cái lỗ do sâu gây ra.
Tuy nhiên, quy trình trồng rau sạch vẫn được phép dùng thuốc bảo vệ thực vật miễn là loại nằm trong danh mục cho phép, dùng đúng cách và đảm bảo thời gian cách ly.
Do đó, rau sạch không nhất thiết phải cằn khô hay bị sâu cắn mà vẫn có thể đẹp mắt, tuy không đến mức láng mượt như rau không sạch. Vì vậy, ngoài việc phân biệt bằng mắt còn cần tìm đến những điểm bán rau an toàn có giấy phép.
- Chọn rau theo mùa
Một nguyên tắc đơn giản cho các bà nội trợ khi đi chợ là hãy chọn các loại rau trái theo mùa vì chúng dễ phát triển mà không cần nhiều phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật hay chất bảo quản nên rau ngon và cũng an toàn hơn, nhiều dưỡng chất hơn mà giá thành lại rẻ.
Vào mùa khô (tháng 4 – 5 – 6) là mùa cao điểm của các loại sâu bệnh nên lượng hóa chất bảo vệ thực vật và thuốc trừ sâu cũng tăng đột biến, hơn nữa dư lượng thuốc trừ sâu còn sót lại thường cao hơn mùa mưa vì nước mưa đã làm trôi bớt lượng thuốc trừ sâu trên bề mặt rau quả. Do vậy, bạn phải hết sức chú ý khi chọn rau quả vào mùa khô, nên ưu tiên các loại rau quả gọt vỏ (bí, mướp, khoai tây…) hơn các loại rau ăn trực tiếp.
Tác hại của rau muống nhiễm chì
Thứ nhất, chất chì tích tụ trong các cơ quan như não, thận, gan, xương tủy, hồng cầu... gây nên nhiều bệnh nguy hiểm. Nhiễm chì mãn tính có thể khiến suy nhược thần kinh, mất ngủ, mệt mỏi, đau đầu, thiếu máu....
Nhiễm chì còn khiến cơ thể bị loãng xương, canxi hóa sớm. Nếu nhiễm chì cấp có thể gây nôn mửa, co giật, hôn mê. Ảnh minh họa.
Nhiễm chì còn khiến cơ thể bị loãng xương, canxi hóa sớm. Nếu nhiễm chì cấp có thể gây nôn mửa, co giật, hôn mê. Nhiễm chì mãn tính có thể làm cho trẻ em chậm lớn, kém thông minh...
Bà bầu có thai mà bị nhiễm chì thì hậu quả gây ra cho thai nhi rất nhiều trọng, thậm chí gây dị dạng.
Vì tính độc hại của thực phẩm nhiễm chì, người tiêu dùng nên thận trọng trong cách lựa chọn thực phẩm, đặc biệt là rau muống. Có thể dựa vào những dấu hiệu sau đây để loại trừ rau muống nhiễm chì ra khỏi thực đơn gia đình.