1. Tỷ phú có thể mua các cuộc bầu cử và thay đổi chính sách công.
Những chiến dịch đóng góp cực lớn của giới tỷ phú luôn gây ‘bão’ dư luận. Theo trang ProPublica, ông hoàng casino Sheldon Adelson và vợ ông - bà Miriam, đã dành 98 triệu USD trong kỳ bầu cử năm 2012.
Hai anh em nhà Koch, cũng là 2 nhân vật quyền lực nhất của Tập đoàn Koch Industries - Charles và David Koch được cho là đã chi tiêu 290 triệu USD trong kỳ bầu cử năm 2014 để giúp Đảng Cộng hòa giành lại quyền kiểm soát Thượng viện và thúc đẩy các chính sách hạn chế vai trò của chính phủ.
Nhưng tiền không phải lúc nào cũng đi đôi với quyền lực chính trị. Các cuộc bầu cử gần đây cho thấy tiền không phải lúc nào cũng giúp các tỷ phú thành công. Mặc nỗ lực chi tiêu tới hàng trăm triệu USD, giới tài chính bảo thủ đã không đánh bại được Tổng thống Obama trong cuộc bầu cử năm 2012.
Cựu thị trưởng New York Michael Bloomberg, Giám đốc điều hành News Corp Rupert Murdoch và nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg đã thất bại trong việc thuyết phục các thành viên của Quốc hội thông qua cải cách nhập cư toàn diện.
Trong năm nay, Bloomberg đang dành 50 triệu USD để vận động hành lang các nhà lập pháp thông qua các biện pháp tương đối nhẹ để giảm bạo lực súng. Nhưng đến nay, chiến dịch không tạo ra được nhiều động thái pháp lý.
Các nghị sĩ bảo thủ của Đảng Cộng hòa đã không thành công trong việc bãi bỏ Obamacare (Luật Cải Tổ Y Tế của Tổng Thống Barack Obama và đảng Dân chủ), mặc dù rất nhiều quảng cáo và các hoạt động tiếp cận cộng đồng công khai các khiếm khuyết của luật này.
Hiện chưa có bất cứ cải cách nào đáng kể, mặc dù nhiều tỷ phú, bao gồm cả tỷ phú Phố Wall Peter Peterson và cỗ máy kiến tiền giỏi nhất trong lịch sử - Stanley Druckenmiller, cảnh báo về sự nguy hiểm của mức nợ cao và sự cần thiết phải giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách dài hạn.
Mặc dù sức mạnh bao trùm của tuyên truyền chính trị và chính sách ở quy mô quốc gia, một vài nỗ lực thành công nhất của các tỷ phú thành công nhất lại diễn ra ở cấp bang và địa phương. Peter Lewis – Chủ tịch của Công ty Bảo hiểm Tiến bộ (Progressive Insurance Company) đã đầu tư hàng triệu USD vận động hành lang để hợp pháp hóa cần sa ở Colorado và Washington.
Paul Singer, Seth Klarman, vợ chồng Bill và Melinda Gates, và Jeff Bezos – ông chủ của đế chế Amazon và năm ngoái đã mua lại The Washington Post đã ủng hộ hôn nhân đồng tính ở các bang khác nhau. John Arnold và Laura đã ủng hộ cải cách hưu trí công cộng ở California, Đảo Rhode, Bang Utah, Illinois và New Jersey.
2. Hầu hết các tỷ phú bảo thủ trong việc chống thuế và ủng hộ việc chia nhỏ chính phủ
Nhiều tỷ phú nổi tiếng muốn duy trì nền kinh tế thị trường tự do, hạn chế vai trò của chính phủ trong nền kinh tế. Tuy nhiên, theo phân tích của tác giả bài báo - Darrell M. West – dựa trên dữ liệu của tạp chí Forbes, 492 tỷ phú ở Hoa Kỳ có những lợi ích khác nhau. Ví dụ, James Simons và Jeffrey Katzenberg ủng hộ nỗ lực tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Obama và đã tài trợ một nguồn tài chính vừa đủ cho nỗ lực này.
Tỷ phú giàu thứ ba thế giới Warren Buffett tin rằng với tư cách là một tỷ phú, ông sẽ bị đánh thuế với tỷ suất cao hơn so với thư ký của mình và đã nói đùa rằng "nếu bạn gặp khó khăn khi sống với 500 triệu USD, tôi sẽ đưa ra một cuốn sách ‘Làm thế nào để sống với 500 triệu USD’."
Những tỷ phú khác, như David Rubenstein, đã lên tiếng về sự cần thiết để giải quyết sự bất bình đẳng về thu nhập. Và trong khi vận động nhà nước, có một số tỷ phú theo chủ nghĩa tự do, như Peter Thiel - người có những đóng góp để giữ cho chính phủ rời ra khỏi các vấn đề cá nhân, đã nghiêng về việc duy trì các vấn đề thuế nhưng tự do về các vấn đề xã hội.
3. Nhiều tỷ phú giàu có nhờ thừa kế.
Theo công bố của hãng nghiên cứu tài sản Wealth-X và ngân hàng Thụy Sỹ UBS – các đơn vị theo dõi các cá nhân có giá trị tài sản khổng lồ, khoảng 65 % tỷ phú là người tự doanh. Chỉ 35% trong giới này giàu có nhờ thừa kế. Đây là một con số đáng ngạc nhiên, kể cả Steve Jobs và Marc Andreessen, đều xuất phát điểm từ tầng lớp bình dân hoặc trung lưu.
Họ bắt đầu với nguồn lực tài chính ít ỏi, nhưng thông qua các ý tưởng sáng tạo đột phá và tư duy nhìn xa trông rộng, họ đã xây dựng công ty thành công và sở hữu khối tài sản khổng lồ. Việc trở thành tỷ phú do tự doanh đã phác nên quan điểm của họ và thường tạo ra tâm lý rằng họ xứng đáng để giữ thành quả lao động của mình.
Đây là một lý do mà nhiều tỷ phú tự doanh khó chịu khi Tổng thống Obama đã nói về tất cả các doanh nhân được nhận sự giúp đỡ từ chính phủ của ông năm 2012. "Các vị đã không xây dựng nên nó, nếu các vị thành công, các vị đã không nhận sự hỗ trợ này” –ông Obama đã phát biểu như vậy trong chiến dịch nói trên.
Các tỷ phú tự doanh ở Mỹ thường tự hào về thành quả của mình và làm việc chăm chỉ. Họ không thích bị coi như những người nhận sự hỗ trợ qua chính sách thuế, các khoản đầu tư vào lĩnh vực giáo dục và cơ sở hạ tầng, dù nhiều người trong số họ đã được hưởng lợi từ các chính sách công. Ví như mức thuế suất trên số vốn có được từ các nguồn tài sản tài chính dài hạn có xu hướng thấp hơn so với những người thu nhập bình thường, và các loại thuế bất động sản đã được cắt giảm trong thập kỷ trước đó. Những quyết sách này đã giúp các tỷ phú gia tăng tài sản và giữ được tiền của họ.
4. Không phải tỷ phú nào cũng chỉ quan tâm đến việc kiếm tiền.
Có một vài nghi ngờ rằng tiền là một động lực lớn đối với các tỷ phú, nhưng nhiều tỷ phú cũng có những mục tiêu phi vật chất. Những người như George Soros, Sheldon Adelson, và Pierre Omidyar và Pamela đã nhìn ra các vấn đề chính sách trong nước, trên thế giới, và muốn đóng góp ý kiến.
Chẳng hạn như Soros, ông đã tài trợ cho các tổ chức cơ sở chủ trương cải cách nhà tù và tự do ngôn luận. Ông vua sòng bạc Adelson là người ủng hộ mạnh mẽ cho Israel. Gia đình Omidyar đã hỗ trợ các nền tảng phương tiện truyền thông mới được thiết kế để nâng cao hiểu biết của công chúng về giám sát chính phủ.
Trong khi các thế hệ tỷ phú trước, phần lớn các hoạt động từ thiện thực hiện sau khi chết, một số các tỷ phú hiện đang tham gia vào hoạt động từ thiện nghiêm túc thông qua các cơ sở, tổ chức phi lợi nhuận. Gần 10% tỷ phú, bao gồm cả Sara Blakely, Richard Branson, Steve và Jean Case - đã ký Cam kết Cho (Giving Pledge), đồng ý ủng hộ nhiều hơn một nửa tài sản của mình để làm từ thiện trong suốt cuộc đời của họ hoặc trong di chúc của họ. Họ coi đó như là một cách để trả lại cho một xã hội đã mang lại cho họ rất nhiều cơ hội trong cuộc sống.
5 Cách tốt nhất để trở thành một tỷ phú là làm việc tại Phố Wall.
Nhiều sinh viên mới tốt nghiệp xếp hàng dài tại các công ty ở Phố Wall với hy vọng có được một vị trí sinh lợi về tài chính. Nhiều người nghĩ rằng lĩnh vực này nắm giữ cơ hội tốt nhất để tạo ra của cải. Tuy nhiên, danh sách tỷ phú của Forbes cho thấy chỉ có 9% tỷ phú làm giàu trên lĩnh vực tài chính và ngân hàng. Các con đường làm giàu phổ biến hơn là những công ty đa dạng (18% số tỷ phú); bất động sản, xây dựng và khách sạn (15%); bán lẻ và hàng tiêu dùng (14%).
Dựa trên phân tích của tác giả về tỷ phú trẻ, 42% tài sản kiếm được của họ thông qua các công ty công nghệ. Con số này đã sản sinh ra một thuật ngữ mới mà Giám đốc điều hành Wealth-X Mykolas Rambus gọi là "technopreneurs" (tạm dịch: Doanh nhân công nghệ).
Tỷ phú công nghệ như Mark Zuckerberg, Larry Page, Sergey Brin, Paul Allen và Sheryl Sandberg là cũng có đóng góp để thay đổi các lĩnh vực khác của xã hội, từ giáo dục và chăm sóc sức khỏe đến làm từ thiện và nghiên cứu khoa học. Họ thích phá vỡ những lối mòn; nhiều người trong số họ đã tiên phong trong cách tiếp cận mới để làm từ thiện. Họ sẽ có ảnh hưởng lớn đến tương lai của thế giới - và hầu như không ai trong số họ đến từ Phố Wall.