Sàn thành phố Hồ Chí Minh
Mở phiên giao dịch sáng nay, cổ phiếu ngành tài chính như BVH, SSI, BID tăng điểm giúp VN-Index đi lên. Hết đợt 1, VN-Index tăng 1,69 điểm và dừng ở mức 603,54 điểm. Những nhà đầu tư săn hàng giá rẻ thất vọng vì hiện tại rất nhiều người đang kỳ vọng VN-Index giảm sâu.
Tuy nhiên, chỉ sau hơn 1 tiếng giao dịch, áp lực bán ra khiến VN-Index quay đầu giảm điểm. Hết đợt 2, VN-Index mất 12,49 điểm và mất ngưỡng 600 điểm. Đà giảm mạnh được duy trì tới cuối phiên. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 26/3, VN-Index giảm 13,79 điểm, tương ứng 2,29% và dừng ở mức 588,06 điểm.
Luồng tiền đổ vào sàn thành phố Hồ Chí Minh giảm mạnh so với hôm qua nhưng vẫn ở mức rất cao. Tổng khối lượng giao dịch đạt 259.085.060 cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 4.309,56 tỷ đồng, tăng về khối lượng nhưng giảm về giá trị. Tổng khối lượng giao dịch thỏa thuận là 12.625.480 cổ phiếu, tương ứng 369,52 tỷ đồng. Toàn sàn ghi nhận có 55 mã tăng giá, 39 mã đứng giá và 202 mã giảm giá.
VN30-Index giảm mạnh hơn VN-Index. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 26/3, VN30-Index giảm 17,88 điểm, tương ứng 2,62% và dừng ở mức 664,87 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 89.674.510 cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 2.173,19 tỷ đồng, thanh khoản giảm so với hôm qua. Nhóm VN30-Index có 1 mã tăng giá, 3 mã đứng giá và 26 mã giảm giá.
Trong nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, chỉ có duy nhất 1 mã tăng giá. Đó là PGD. PGD tăng 100 đồng/CP lên 43.500 đồng/CP. Trong phiên có lúc PGD giảm xuống 44.000 đồng/CP. Vì là blue-chip duy nhất tăng điểm nên PGD không ảnh hưởng tới thị trường.
Ở chiều ngược lại, VIC giảm 3.000 đồng/CP xuống 73.500 đồng/CP, MSN giảm 2.000 đồng/CP xuống 97.500 đồng/CP, VNM giảm 2.000 đồng/CP xuống 140.000 đồng/CP, FPT giảm 1.500 đồng/CP xuống 68.000 đồng/CP, HSG giảm 1.500 đồng/CP xuống 52.000 đồng, CII giảm 1.200 đồng/CP xuống 27.300 đồng/CP.
Nếu đầu phiên, BVH, SSI, BID giúp thị trường tăng điểm thi cuối phiên, các mã này giảm mạnh. BVH giảm 1.800 đồng/CP xuống 45.400 đồng/CP, SSI giảm 800 đồng/CP xuống 28.000 đồng/CP, BID giảm 400 đồng/CP xuống 16.800 đồng/CP.
Trong khi thị trường giảm sâu, vẫn có một số mã đi ngược thị trường khi tăng trần. BIC tăng 1.000 đồng/CP lên 15.600 đồng/CP, CIG tăng 300 đồng/CP lên 6.000 đồng/CP, HIS tăng 300 đồng/CP lên 4.800 đồng/CP, NVN tăng 300 đồng/CP lên 4.700 đồng/CP, QCG tăng 700 đồng/CP lên 11.800 đồng/CP, SJS tăng 1.700 đồng/CP lên 26.400 đồng/CP,…
Cổ phiếu họ dầu khí dù điều chỉnh mạnh theo thị trường nhưng vẫn có 2 mã giữ được đà tăng trần. Đó là PTL và PXM. PTL tăng 300 đồng/CP lên 4.900 đồng/CP. PXM tăng 100 đồng/CP lên 2.700 đồng/CP. Cả 2 mã này đều có dư mua trần. Trong đó PXM vượt trội với dư mua trần đạt hơn 2 triệu đơn vị.
Sàn Hà Nội
Sàn Hà Nội giảm nhẹ hơn sàn thành phố Hồ Chí Minh. Kết thúc phiên giao dịch 26/3, HNX-Index giảm 1,33 điểm, tương ứng 1,46% và đóng cửa ở mức 89,79 điểm. Tổng khối lượng giao dịch trên sàn Hà Nội đạt 160.393.670 cổ phiếu, tương ứng 1.839,89 tỷ đồng, tăng nhẹ so với hôm qua. Khối lượng giao dịch thỏa thuận đạt 3.733.692 cổ phiếu, tương ứng 56,13 tỷ đồng. Toàn sàn ghi nhận 82 mã tăng giá, 37 mã đứng giá và 203 mã giảm giá.
HXN30-Index giảm mạnh hơn HNX-Index. Chốt phiên ngày 21/3, HNX30-Index giảm 3,26 điểm, tương ứng 1,74% và đóng cửa ở mức 183,5 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 83.126.500 cổ phiếu, tương ứng 1.226,05 tỷ đồng. Trong nhóm có 7 mã tăng giá, 0 mã đứng giá và 23 mã giảm giá.
Trong nhóm tăng điểm của HNX30-Index, đa số các mã đều thuộc bất động sản. HUT tăng 700 đồng/CP lên 13.600 đồng/CP, ICG tăng 200 đồng/CP lên 11.000 đồng/CP, SCR tăng 300 đồng/CP lên 12.100 đồng/CP, SD9 tăng 100 đồng/CP lên 16.600 đồng/CP.
Blue-chip duy nhất tăng điểm không thuộc họ bất động sản là SHB. SHB tăng 100 đồng/CP lên 11.600 đồng/CP. Đầu phiên, SHB giảm nhẹ. Nhưng sau khi được khối ngoại mua ròng, cổ phiếu ngân hàng này đảo chiều đi lên.
Hai blue-chip tăng mạnh trong thời gian qua đã quay đầu giảm sàn. IDJ giảm 600 đồng/CP xuống 5.800 đồng/CP, PVL giảm 500 đồng/CP xuống 5.300 đồng/CP.