CƯỜI » Truyện cười

Lì xì có phải là ngồi LÌ chờ XÌ tiền ra?

Thứ hai, 23/01/2012 18:53

Tết Nhâm Thìn này, chúng tôi đã phát hiện ra ý nghĩa thực sự của hai chữ "lì xì".

Lì xì tiền xu, tại sao không? Nhằm chống lại sự “độc quyền” của tiền lẻ, ngay từ bây giờ trên các diễn đàn người ta đã bàn tán xôn xao việc lì xì bằng tiền xu, tất nhiên không phải là xu bình thường mà xu có thể bằng bạc, vàng hoặc mạ vàng, bạc, tùy theo giá trị đồng xu ấy. Các phố kim hoàn tiệm nào cũng làm được việc đúc tiền xu này. Lì xì kiểu này vừa có ý nghĩa hiện đại vừa có ý nghĩa cổ truyền. Hiện đại ở chỗ đồng lì xì có giá trị cao, đẹp và bền. Cổ truyền ở chỗ nó là tiền xu na ná đồng chinh lỗ vuông xưa. Thêm nữa ngày Tết đựng tiền xu trong túi đi lại nó kêu loảng xoảng, rất vui tai.

* * *

2 chữ “Lì xì” có nguồn gốc Việt nam Lâu nay người ta thường cho rằng từ “lì xì” (với ý nghĩa tiền mừng tuổi) dùng trong năm mới có nguồn gốc nước ngoài. Tuy nhiên một nghiên cứu mới đây của nhóm các nhà xã hội học và văn hóa lại cho kết quả khác. Chuyện là thế này, ngày Tết các bậc cha mẹ thường hay cho tiền vào phong bao mầu đỏ để mừng tuổi cho trẻ con, phong bao để biếu các sếp cũng dùng chung loại này (tất nhiên “ruột” nhiều hơn). Để tránh việc đưa nhầm nên bên ngoài phong bao biếu sếp có viết thêm 2 chữ “L.X” với ý nghĩa là “Lộc Xuân”. Về sau trẻ con phát hiện ra điều này (do người lớn xúi) thì khi nhận phong bao chúng đều đòi loại có 2 chữ “Lờ Xờ” nói trên, gọi riết thành quen và 2 chữ “lờ xờ” trên phong bao ngày Tết bị biến tướng thành “lì xì” ngày nay.

* * *

Khoe thô Một anh viết trên blog: Hiện nay mình có hơn 100 tập tiền 500.000 đồng lẻ mới cứng series, nguyên mùi ngân hàng, dùng để đi lì xì tết và đi chùa, hoặc tiện gặp ai thì cho lấy lộc. Mình tên là Trần Hoắng, địa chỉ: Số 30 phố Sành Điệu. Mình không có nhu cầu đổi tiền lẻ hoặc đổi hộ tiền lẻ, chỉ khoe cho mọi người biết chơi thôi!

24h