1. Nasi goreng
Ngoài màu sắc của những hạt cơm chiên chắc hạt, đậm vị, Nasi goring còn mê hoặc du khách với số lượng phong phú của hàng loạt món ăn kèm như rau sống, nước sốt, trứng, tôm, bắp cải, thịt truyền thống….
2. Babi Guling
Có nguồn gốc từ hòn đảo xinh đẹp Bali, Bali Guling, đặc sản được chế biến từ heo sữa quay và gào còn được nhiều du khách gọi đùa là món nướng 2 lần.
Lần đầu tiên là công đoạn quay những chú heo sữa có kích thước vừa phải. Sau khi heo sữa được quay chín, giòn đều, thơm lừng, đầu bếp hoặc người bán sẽ cắt thịt heo thành những miếng vừa ăn, trộn chung với gạo, hẹ tây, tỏi, gừng, nghệ, hạt tiêu, rau thơm, riềng, ớt, sả… rồi tiếp tục quay trên lửa nóng 5 giờ, sao cho vị ngọt, thơm của thịt và gia vị thấm đều vào cơm.
3. Nasi Kuning
Kuning là món ăn được làm từ một loại gạo vàng đặc biệt thường được người dân Bali dùng trong các dịp lễ hội, cúng tế. Sau khi được nấu chín khéo léo với nước cốt dừa, nước hầm gà, gia vị thơm, cơm được nắn thành nắm như ngọn tháp.
Nasi Kuning thường được dọn ra trên đĩa lớn và được bài trí khá hài hòa theo tỷ lệ thịt, trứng, cá, rau xanh… Nên mới nhìn vào, món ăn trông như một bức tranh sinh động và đầy sức sống.
4. Nasi Uduk
Nasi Uduk hay còn gọi là cơm nước cốt dừa, tên gọi này xuất phát từ cách chế biến của món ăn. Ngoài hương thơm dậy của chén cơm nấu cùng nước cốt dừa, Nasi Uduk còn mời gọi du khách với hàng loạt món phụ khác như thịt tẩm gia vị, cá, thịt gà, trứng luộc, xốt ớt và bánh quy giòn.
5. Tempeh
Tempeh là món bánh làm bằng đậu nành và bột gạo qua dạng lên men thường được chiên giòn và có mầu xám đậm được bán trên thị trường dưới hình thức tươi hay đông lạnh.
Ngoài Tempeh truyền thống, để phù hợp với khẩu vị của du khách, người bán cũng biến tấu món ăn này theo khẩu vị của người Tây phương như Tempeh Burgers, Tempeh với salad và cà chua…