Một số loại rau có tính kiềm rất bổ dưỡng vào mùa thu. Vì rau có tính kiềm chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng như natri, canxi, magie, sắt, phốt pho, clo, lưu huỳnh,… Những chất này có thể giúp cải thiện khả năng miễn dịch, từ đó giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Loại rau có tính kiềm mà tốt hơn cả khoai tây và khoai lang chính là khoai môn. Bạn có thể làm món súp khoai môn cho cả gia đình ăn, vừa thơm ngon lại bổ dưỡng.
Nguyên liệu chuẩn bị: Khoai môn 500g, cà chua 150g, mộc nhĩ ngâm 10g, ớt bột 3g, gừng băm 2g, nước cốt gà, bột gạo 30g, tinh bột năng 10g, giấm.
Cách nấu
1. Đầu tiên gọt vỏ khoai môn, sau đó rửa sạch khoai môn và để riêng. Vì bề mặt khoai môn rất giàu axit oxalic và kiềm, có thể gây ngứa tay nên bạn nên đeo găng tay khi gọt vỏ.
2. Thêm muối, nước cốt gà, gừng băm, bột gạo vào khoai môn, khuấy đều rồi ướp khoai khoảng 5 phút rồi để riêng.
3. Cho một lượng nước thích hợp vào nồi hấp, đun nóng nước rồi hấp khoai môn đã ướp trên lửa lớn trong 20 phút, chín thì lấy ra bát.
4. Cho một lượng nước thích hợp vào nồi, đun sôi nước rồi cho cà chua, mộc nhĩ, muối vào nồi đun khoảng 1 phút thì cho giấm và nước tinh bột năng vào nồi, cho đến khi nước trở nên đặc.
5. Đổ nước canh đã chuẩn bị lên khoai môn đã hấp chín, sau đó rắc hành lá, ớt bột lên trên khoai là có thể thưởng thức.
Chú ý:
- Khi hấp khoai môn, rắc trước một ít bột gạo lên khoai môn để món khoai môn hấp có mùi thơm và mềm hơn. Bạn nên dùng bột gạo thông thường thay vì bột gạo tẩm gia vị, nếu không sẽ mất đi mùi thơm ban đầu của khoai môn.
- Khi nấu canh phải cho giấm vào sau cùng, nếu cho quá sớm, axit axetic trong giấm sẽ bay hơi, làm giảm vị chua trong canh.
- Khoai môn nấu canh chua phải ăn ngay trong ngày, không nên ăn khoai môn nấu chua qua đêm vì sẽ mất ngon.