Có một thời gian môn này bị suy vi, mãi đến năm 1750 trước Công nguyên mới thịnh hành trở lại. Bấy giờ, vào những ngày nghỉ ngơi nhất định, đều tổ chức thi đấu quyền, với sự tham dự đông đảo của mọi tầng lớp. Đất nước Hy Lạp phát triển khá mạnh mẽ những cuộc thi đấu quyền, thậm chí còn cho phép các đối thủ được phép mang thêm dây da hoặc dây sắt vào tay để hạ đối thủ nhanh hơn, bởi luật thi đấu lúc đó là đấu đến khi nào có một người không thể tiếp tục đấu nữa mới thôi!
Đến năm 746 trước Công nguyên, sau khi La Mã tiêu diệt Hy Lạp, môn đấu quyền cũng truyền theo đến La Mã với sự hưởng ứng nhiệt tình của tầng lớp thanh niên. Tuy nhiên , do sự phát triển môn đấu quyền ngày càng đi sâu vào sự tàn nhẫn, nên đến năm 404 trước Công nguyên, hoàng đế La Mã là Theodosius đệ nhất đã ra lệnh cấm hẳn môn đấu quyền.
Paquiao (phải) là võ sĩ quyền Anh hạng bán trung hay nhất thế giới hiện nay. Ảnh: Internet
Mãi đến thế kỷ 16 , môn đấu quyền xa xưa của Hy lạp – La Mã đã trở thành một hoạt động ưa chuộng của giới trung lưu và thượng lưu ở Anh quốc trong phong trào phục hưng. James đã trở nên bá chủ môn đấu quyền ở Anh sau khi đánh bại tất cả những danh thủ sừng sỏ khác ở Anh, và là người đầu tiên mở trường dạy môn đấu quyền. Sau đó, một nhà vô địch người Anh thế hệ nối tiếp là Jack Broughton đã đi xa hơn: mở trường dạy đấu quyền, phát minh ra đôi găng tay để giãm bớt tai nạn trong thi đấu, lập ra qui tắc đấu quyền mang tính thể thao hơn.
Đến năm 1865 , một hầu tước người Anh là Queens Beery Vlll lại cải tiến qui tắc đấu quyền thành một qui tắc mang tính tài tử hơn: chỉ đấu ba hiệp, mỗi hiệp ba phút, thay vì đấu mười sáu hiệp như qui tắc Broughton (Sau này qui tắc Broughton trở thành luật thi đấu quyền Anh nhà nghề và qui tắc Berry trở thành luật thi đấu quyền Anh tài tử). Từ đó, môn quyền Anh đã lan toả đến nhiều vùng đất khác trên hành tinh.
Năm 1881 , Hiệp Hội Quốc Tế Quyền Anh Tài Tử ra đời , tạo cơ hội cho môn quyền Anh phát triển rộng rải hơn. Và năm 1904, Thế Vận Hội thứ ba đã chính thức liệt môn quyền Anh vào các môn thi đấu thế vận.
Kỹ thuật:
Môn quyền Anh ngày nay phát triển trên toàn thế giới, nổi tiếng với kỷ thuật chỉ sử dụng đôi tay với ba đòn chính là đấm thẳng (direct), móc ngang (crochet hay cross) và móc lên (upper cut), cộng kỷ thuật sử dụng hai chân di chuyển kết hợp với sự tránh né của thân thể, đầu… mà có khả năng tự vệ tương đối hữu hiệu cũng như không ít khó khăn cho các môn sinh những phái võ khác!
Trận đấu đình đám nhất gần đây. Ảnh: Internet
Ngoài ra, luật thi đấu môn quyền Anh chỉ cho phép người võ sĩ đánh vào khu vực phía trước mặt và từ trên thắt lưng trở lên , buộc người tập môn quyền Anh càng khổ luyện hơn hầu giành được ưu thế trong thi đấu cũng như trong tự vệ.
Phương pháp tập luyện môn quyền Anh gồm: tập đòn căn bản, luyện các môn bổ trợ (nhảy dây, đánh bao, đánh banh, chạy bộ, hít đất…), đấu luyện và song đấu tự do. Chỉ có những người sẵn tính kiên trì cộng với lòng đam mê môn quyền Anh thì mới có thể đeo đuổi môn võ này đến cùng, bởi phương pháp tập luyện của môn quyền Anh tương đối …”khắc nghiệt” .
Thế thì kỷ thuật môn quyền Anh hấp dẫn ở chổ nào? Có thể nói ngay rằng môn quyền Anh , do chỉ sử dụng ba đòn tấn công là ba đòn tay, nên người tập được luyện cho đôi tay đánh thật nhanh và thật mạnh vào những điểm yếu trên vùng cơ thể cho phép đánh, song song với kỷ thuật gạt đỡ ,tránh né, nhập nội chắc chắn và nhanh nhẹn như chớp, tất cả sẽ làm cho đối thủ luống cuống, không kịp đỡ và chỉ cần một đòn tay trúng đích là có thể hạ đối thủ rồi!
Muhammad Ali huyền thoại quyền Anh thế giới. Ảnh: Internet
Trước năm 1975 , những trận đấu giữa các võ sĩ quyền Anh cùng với các võ sĩ Thiếu Lâm hay Bình Định trên võ đài khắp nơi đã chứng minh điều này rất hùng hồn. Một võ sư quyền Anh nổi tiếng là Kid Demsey thời ấy đã làm cho các võ sư Thiếu Lâm và Bình Định, như : Cao Thành Sang, Tiểu La Thành, Nguyễn Trầm… phải thất bại chua cay trong bao trận võ đài thách đấu!
Môn quyền Anh ở Việt Nam:
Pháp đã mang môn quyền Anh đến Việt Nam, tại Sài Gòn, vào những năm 1925, môn quyền Anh bắt đầu xuất hiện giữa những lính viễn chinh Pháp lan dần ra giới thanh niên qua những lần thi đấu võ đài. Phải chờ đến những năm bước vào thế chiến thứ hai thì môn quyền Anh mới phát triển rộng rải hơn và bắt đầu có những giải vô địch. Những người Việt Nam nổi tiếng trong các giải vô địch quyền Anh toàn Đông Dương có thể kể như : võ sĩ Muôn, Văn Phát (tức Kid Demsey), Minh Cảnh…
Sau năm 1954, môn quyền Anh được phục hồi trong tổ chức Tổng cục Quyền Thuật Việt Nam, từng cử võ sĩ tham dự thi đấu giải Sea Games nhiều lần. Tuy nhiên, chỉ có một Phan Thiện Tư tức Minh Thành con (anh của Phan văn Sáu, Phan văn Mười) là đạt được huy chương đồng mà thôi. Ngoài ra, có thể kể thêm Nguyễn Sang, là võ sĩ duy nhất của Nam Việt Nam đạt huy chương đồng trong giải quyền Anh quân đội châu Á. Dù vậy, môn quyền Anh vẫn tồn tại ,với số lượng người tập luyện tương đối hạn chế và giải vô địch tổ chức hàng năm chung với giải vô địch võ tự do.