Tuy nhiên, Kenny Bun chưa phải tay vợt số 1 của Campuchia. Tại SEA Games 25, Campuchia cũng gây bất ngờ với chiếc HCĐ đơn nam của tay vợt Tan Nysan.
Ảnh Bạch Dương (Thanh Niên)
Trong khi đó, Giải Tanimex đã bốn lần tổ chức nhưng quần vợt VN chưa xuất hiện một nhân tố mới nào. Quanh đi quẩn lại vẫn là Đỗ Minh Quân, Lê Quốc Khánh, Ngô Quang Huy... Từ chuyện Kenny Bun hãy nhìn lại hệ thống đào tạo của quần vợt VN. Tính đến nay, ngoài các chương trình như Quỹ Prudence, Thế hệ vàng... quần vợt VN còn có sự hậu thuẫn rất lớn từ gia đình VĐV. Nhưng trong khi Kenny Bun gây được tiếng vang, những tay vợt VN cùng thời với Kenny Bun như Bùi Trí Nguyên, Đặng Ngọc Vinh, Phạm Hữu Vinh... vẫn không bật lên được. Thậm chí có tay vợt vì nản lòng đã chuyển sang làm công việc khác.
Thực tế đáng buồn này có trách nhiệm của bộ môn quần vợt Tổng cục TDTT và Liên đoàn Quần vợt VN. Tuy “đẻ” ra rất nhiều chương trình cho quần vợt VN với những tên gọi khác nhau nhưng cuối cùng chỉ làm nửa vời... Nói cách khác, họ chỉ làm “lấy có” mà không cần quan tâm những người trong cuộc cần gì và muốn gì.
Mới đây nhất là việc đăng ký với Liên đoàn Quần vợt thế giới để tổ chức các giải đấu trong hệ thống U-18 ITF - một giải đấu rất có lợi cho các tay vợt trẻ. Nhưng do Liên đoàn Quần vợt VN không làm hết trách nhiệm nên cuối cùng VN mất cơ hội tổ chức giải. Sự sa sút của quần vợt VN không phải do thiếu tiền hay cơ sở vật chất mà còn ở cái tâm và cái tầm của những người có trách nhiệm.