PHIM NHẠC » Bật mí điện ảnh

HLV ở Premiership: Boas, Dalglish, Mancini dễ mất ghế nhất

Thứ năm, 11/08/2011 09:53

Nhìn vào cơ cấu của các CLB Liverpool, Chelsea, Man City, dễ hiểu vì sao họ "sát" HLV đến vậy!

Ngay từ đầu thế kỷ 19, nhà kinh tế học vĩ đại John Maynard Keynes đã đưa ra học thuyết “Cung-Cầu” và lý thuyết: lợi nhuận cao song hành với rủi ro lớn. Khi Premiership đi theo con đường kinh tế hóa, mọi quan hệ ở đây đều phải tuân theo “học thuyết Keynes”…

Cách đây 2 năm, nhà báo Allan của tờ Daily Mail từng có bài viết gây chấn động với nội dung: Trong bóng đá, kẻ thất bại luôn là các HLV. Nhận lương cao (tức là lợi nhuận cao) từ các đội bóng "đại gia", đương nhiên sẽ rủi ro lắm. Những đại gia ấy là ai? Chẳng có ai khác ngoài Man City, Chelsea, Liverpool. Ba CLB này đã chi không biết cơ man nào tiền để tìm kiếm lợi nhuận, để rồi phải hứng chịu cái gọi là “hệ quả của học thuyết Keynes”.

Nhà báo Allan cũng khẳng định kẻ luôn bị "hy sinh" chính là các HLV. Một khoản tiền bồi thường, thế là xong. Lại một "triều đại" mới hình thành và lại một vòng quay mới để tìm kiếm vinh quang dựa trên lý thuyết không bao giờ cũ kỹ của John Maynard Keynes …

Villas Boas sẽ bị sa thải nếu Chelsea trắng tay

Vì vậy, đừng ngạc nhiên khi Villas Boas, Kenny Dalglish và Roberto Mancini có nguy cơ dễ bị sa thải nhất ở mùa bóng 2011/12. Các CLB mà họ đang phục vụ cùng có điểm chung là không được xây dựng nên từ nền tảng vững chắc, nhưng đều muốn mau chóng giải tỏa được cơn khát danh hiệu trong thời gian ngắn nhất. Các ông chủ lắm tiền nhưng chẳng có mấy kiến thức về bóng đá chỉ biết vung tiền mua cầu thủ, mang về những HLV danh tiếng, cốt thỏa mãn cái thú tiêu khiển thời thượng của mình. Tài năng của những Villas Boas, Mancini… có tương xứng với khoản thu nhập khủng hay không thì vẫn phải chờ thời gian trả lời. Tuy nhiên, chắc ai nào cũng thừa nhận sức ép dành cho các HLV này lớn gấp bội so với các đồng nghiệp khác ở Premiership.

Mancini cũng đã tới ngưỡng chịu đựng của giới chủ Ả rập

Áp lực phải giành được danh hiệu sẽ khiến những triệu phú trên băng ghế huấn luyện không thể giữ được sự tỉnh táo, không dám mạnh dạn đưa ra những thử nghiệm nhằm tối ưu hóa chiến thuật, nhân sự. Thậm chí, họ buộc phải làm theo những chỉ đạo của các ông chủ, bất chấp những yêu cầu tréo ngoe đó đôi lúc không phù hợp với hoàn cảnh của CLB.

Kenny Dalglish không nên vào những hứa hẹn của ông chủ sở hữu ưa kinh hoanh bóng đá

Nền tảng, chiến lược, cơ cấu của Chelsea, Liverpool, Man City hoàn toàn không thể sánh với những CLB được xây dựng bởi lòng kiên nhẫn như M.U và Arsenal. Sir Alex và HLV Wenger hiện cũng nằm dưới trướng những nhà tài phiệt rất máu kinh doanh, nhưng kiểu đầu tư, cách trọng dụng nhân tài của họ khác rất nhiều so với tư tưởng “ăn xổi” của các CLB chỉ biết dựa vào tiền.

Bởi vậy, mỗi khi đội bóng sa sút, HLV chính là đối tượng để các ông chủ xả giận. Mà một khi đã không hợp nhãn thì chỉ có nước ra đi. Chuyện sa thải HLV nghiễm nhiên trở thành một thứ gia vị không thể thiếu trong đời sống của các đội bóng như Chelsea, Liverpool hay Man City.

BongdaPlus