Gan lợn giàu dinh dưỡng, lượng đạm cao, chứa vitamin A, B, D cùng axid folic, nicotilic cần thiết cho cơ thể. Lượng vitamin A trong gan lợn cao hơn nhiều so với sữa, trứng, thịt, cá.
Trong các bữa cơm hàng ngày, ăn gan lợn rất tốt cho sức khỏe, bởi vì nó thuộc một trong những thực phẩm bổ máu, hơn nữa trong gan còn chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng… có thể giúp cơ thể điều tiết chức năng hệ thống máu và giảm tình trạng thiếu máu, thậm chí có thể phòng ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt hoặc còi xương… Nhưng để tốt cho sức khỏe, bạn đừng bỏ qua những lưu ý dưới đây nhé.
Không ăn gan lợn chưa qua chế biến
Gan lợn là cơ quan chủ yếu giải độc cho cơ thể lợn, cho nên bên trong chúng còn sót lại rất nhiều chất độc. Hơn nữa thức ăn hàng ngày của lợn tuy cũng qua chế biến, nhưng thỉnh thoảng vẫn còn lưu lại nhiều chất độc, cho nên khi ăn gan lợn tốt nhất phải xử lý chúng thật kĩ.
Bạn có thể ngâm gan lợn trong nước muối khoảng 10 phút rồi mới chế biến, thậm chí có thể phải ngâm trong nước muối trên nửa tiếng đồng hồ, như vậy mới có thể để phân hủy được phần nào các chất độc.
Bạn cần rửa thật sạch loại thực phẩm này, bóp sạch máu đọng, nấu chín hẳn mới được ăn. Gan lợn nấu quá nhanh sẽ không thể giết chết các loại vi khuẩn và trứng ký sinh trùng trong gan, do đó, cần chế biến gan chín kĩ trước khi ăn.
Cấm ăn gan lợn cùng với vitamin C
Bởi vì hàm lượng nguyên tố đồng trong gan lợn khá cao, nó có thể kết hợp với vitamin C, khiến vitamin C mất đi chức năng ban đầu. Ví dụ, bạn không nên xào gan lợn với giá đỗ. Vì trong giá đỗ có rất nhiều vitamin C, khi xào chung hai loại thực phẩm này với nhau, vitamin C trong giá đỗ sẽ bị oxy hóa hết và giá đỗ lúc này gần như không còn chất dinh dưỡng.