SỨC KHỎE » Chăm sóc sức khỏe

3 điều kiêng kị khi ăn kem, nhiều người phạm phải

Chủ nhật, 29/05/2022 10:10

Dù vào mùa hè hay mùa đông thì kem vẫn là món khoái khẩu nhất được các bạn trẻ lựa chọn. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý khi ăn kem để không ảnh hưởng sức khỏe. Dưới đây là 3 điều kiêng kị khi ăn kem mà ai cũng nên biết.

Không ăn quá nhiều kem một lúc

3 điều kiêng kị khi ăn kem, nhiều người phạm phải (Ảnh minh hoạ​)

Thông thường phải mất 3 giờ cơ thể mới tiêu hóa hết 100g kem. Do đó, nếu ăn quá nhiều kem cùng lúc sẽ khiến cơ thể tiêu hóa không kịp dẫn đến đầy hơi, khó tiêu, đau bụng, thậm chí còn tiêu chảy.

Ngoài ra, trong kem còn chứa lượng calo và chất béo cực lớn, vượt hơn một nữa nhu cầu calo và chất béo cho một ngày. Vì thế việc ăn quá nhiều kem cùng lúc còn khiến bạn tăng cân nhanh, nóng người dễ nổi mụn.

Không nên ăn vào trước và sau bữa cơm

Ăn kem trước và sau bữa cơm sẽ ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng. Do kem lạnh, sẽ làm cho huyết quản trong dạ dày, ruột co lại, từ đó ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và hấp thụ, đồng thời cũng ảnh hưởng đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng. Nếu muốn ăn thì tốt nhất nên ăn vào thời điểm giữa hai bữa ăn.

Không mua kem ở những nơi không đảm bảo chất lượng

Ngày nay, một số loại kem có chứa các loại hạt, màu nhân tạo hoặc chất tạo hương vị, chất tạo xốp, chất tạo ngọt, phẩm màu... những chất không hề an toàn với trẻ cũng như không tốt cho sức khỏe của người lớn. Khi ăn kem được mua từ các cửa hàng khử trùng thì bạn có thể yên tâm, nhưng bán ở các xe bán hàng rong rất có thể bị nhiễm khuẩn dẫn đến bị bệnh tiêu chảy, thậm chí là ngộ độc khi ăn.

Đặc biệt, với trẻ em sức đề kháng còn yếu thì nguy cơ nhiễm bệnh càng lớn. Nếu kem được làm từ nguồn nước không được đảm bảo chất lượng thì rất dễ nhiễm nhiều kim loại nặng hay thậm chí cả chất độc như Asen (thạch tín) hay Dioxin.

Nếu kem không được bảo quản trong môi trường đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm khi bị ô nhiễm bởi những vi khuẩn như tả, lỵ, thương hàn… thì khi sử dụng chắc chắn người ăn sẽ nhiễm bệnh.

Nguyễn Giang (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới