Để tìm hiểu chi tiết hơn về điều này, chúng ta đến với đặc điểm chính của các loại rau chính như sau:
Các loại rau có nhiều purin: Những loại rau này người mắc bệnh gút nên ăn ít.
Bên cạnh những thực phẩm chứa nhiều purin như nội tạng động vật, hải sản, tiết canh như chúng ta đã biết thì một số loại rau củ có hàm lượng purin tương đối cao có thể khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn nếu bạn không cẩn thận.
Một số loại rau chứa nhiều purin như: súp lơ (bông cải), cải xoăn, rau bina (rau chân vịt), măng tây, trái bơ và nấm,…
Các loại rau có hàm lượng natri cao: Những loại rau này cần hạn chế cho nhiều muối khi chế biến.
Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia về dinh dưỡng thì có tới 65% mọi người đang ăn nhiều muối hơn mức cho phép. Một chế độ ăn nhiều muối lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ cao huyết áp, bệnh tim, loãng xương và các bệnh khác. Ngoài những loại muối thông thường thì có những thực phẩm có hàm lượng nitri cao mà chúng ta không hề để ý tới, đó chính là một số loại rau xanh như thì là, cải cúc, cần tây, rau chân vịt.
Các chuyên gia về dinh dưỡng khuyến cáo lượng muối ăn hàng ngày của mỗi người không được vượt quá 6 gam.
Các loại rau nhiều tinh bột: Có thể thay thế một số thực phẩm chủ yếu như khoai lang, khoai môn, khoai mỡ;
Các loại rau củ này rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người đang trong chế độ giảm cân. Những loại này nên được sử dụng để thay thế các thực phẩm chủ yếu như cơm, xôi...
Các loại rau có hàm lượng oxalat cao: Để đảm bảo sức khỏe, nên chần qua trước khi nấu, chẳng hạn như rau dền, rau bina, và củ cải đường.
Oxalat là thành phần có trong các loại thực phẩm mà chúng ta ăn vào hàng ngày. Nếu được đưa vào cơ thể ở mức độ vừa phải nó là cần thiết, và dễ dàng được bài tiết ra ngoài. Đa số axit axalat được hòa tan trong nước, vì vậy một số loại rau chứa nhiều hàm lượng axalat nên được chần qua trước khi nấu để đảm bảo sức khỏe.