1. Dạ dày
Dạ dày cũng cần phải được nghỉ ngơi. Vì thế, nếu bạn ăn quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày. Cứ sau 2-3 ngày, các tế bào biểu mô dạ dày cần phải được làm mới một lần. Nghĩa là, thực phẩm của bữa ăn trước đó cần phải được tiêu thụ hết mới có thể tiêu hóa được thức ăn của bữa kế tiếp.
Khi bạn bắt dạ dày hoạt động quá tải, niêm mạc dạ dày không thể tiết dịch vị và sẽ phá hủy các hàng rào niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm loét dạ dày, xuất hiện triệu chứng khó tiêu. Nếu tình trạng này kéo dài, có thể gây ra lở loét và các bệnh dạ dày khác.
2. Béo phì
Ăn quá nhiều và những thức ăn có hàm lượng protein cao khiến cho việc tiêu hóa trở nên khó khăn hơn. Sự tích tụ các chất dinh dưỡng dư thừa trong cơ thể sẽ dẫn đến hậu quả là bệnh béo phì. Điều này không chỉ khiến bạn mất tự tin về cơ thể mình, mà nó còn rất dễ dẫn đến một loạt các chứng bệnh bao gồm cả bệnh tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ, xơ cứng động mạch, viêm túi mật…
3. Bệnh tim
Nếu thường xuyên ăn quá no, ăn nhiều mỡ, đạm thì bạn có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch rất cao, nguy hiểm nhất là bệnh động mạch vành tim. Bệnh này liên quan mật thiết với việc ăn uống.
Khi bạn ăn quá nhiều thì thức ăn trong quá trình tiêu hóa sẽ làm tăng gánh nặng cho tạng tim, khiến sự co bóp của tim bị hạn chế. Quá nhiều chất béo trong thức ăn sẽ khiến cholesterol tích lắng ở thành động mạch, làm cho động mạch xơ cứng nhanh, gây ảnh hưởng tới động mạch vành của người bệnh.
4. Alzheimer
Không chỉ tác động lên thành ruột hay dạ dày, những độc tố do quá trình phân hủy thức ăn không được tiêu hóa khi hấp thụ còn làm tổn hại hệ thần kinh trung ương. Thường xuyên ăn no trong thời gian dài còn khiến não bộ sinh ra một loại tế bào có hại cho não, lâu dần sẽ dẫn đến xơ cứng động mạch. Nếu để thời gian dài, tế bào não bị thiếu ôxy khiến năng não suy giảm, trí nhớ kém, tư duy chậm…
5. Ung thư
Các nhà khoa học Nhật Bản đã chỉ ra rằng, một bữa ăn quá tải có thể gây ra các hoạt động làm giảm khả năng ức chế ung thư biểu mô tế bào, một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư. Đặc biệt, nếu bạn ăn quá nhiều dinh dưỡng vào buổi tối, chúng sẽ chịu tác dụng của vi khuẩn yếm khí trong đại tràng và sinh ra chất có hại cho cơ thể, những chất này lưu lại trọng đường ruột thời gian dài sẽ gây ra ung thư đại tràng.
6. Mệt mỏi
Ăn quá nhiều sẽ làm cho não không đáp ứng kịp, đẩy nhanh sự lão hóa của não. Sau khi ăn xong, hệ thống tiêu hóa vẫn liên tục “làm việc”, dạ dày phải co bóp nhiều lần để tiêu hóa lượng lớn thức ăn mà bạn nạp vào, vì thế bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, khó chịu, tức bụng và buồn ngủ…
7. Bệnh loãng xương
Việc bạn nạp thực phẩm vào cơ thể một cách không chọn lọc và sự thỏa mãn sở thích ăn uống trong một thời gian dễ dàng làm cho xương bạn bị mất muối calci, tăng xác suất mắc bệnh loãng xương.