Khoai lang có khả năng làm dịu nhẹ và điều trị bệnh loét dạ dày vì nó chứa nhiều vitamin B, vitamin C, potassium, beta carotene và canxi. Chất xơ có trong khoai lang giúp phòng ngừa bệnh táo bón và kiểm soát nồng độ axít trong dạ dày nên cũng góp phần làm giảm các cơn đau và viêm loét dạ dày.
Chè khoai lang đậu xanh
Khoai gọt vỏ thái miếng vuông rồi ngâm ngay vào nước có pha chanh hoặc dấm trong vòng 10 đến 15 phút (ngâm nước chua giúp khoai không bị thâm, nước nấu chè không bị nhựa khoai làm chát và khi nấu chín miếng khoai nhừ nhưng vẫn giữ được hình dạng) Hạt trân châu khô (loại nhỏ) ngâm trong nước lạnh khoảng 30 phút rồi luộc bằng nước lạnh, khi hạt trong thì vớt ra xả nước lạnh bỏ riêng.
Đỗ xanh tách vỏ ngâm trước 2 giờ cho nở, cho đỗ xanh vào nồi đổ ngập nước đun sôi hớt hết bọt. Khi đỗ chín khoảng 60% thì đổ tiếp khoai lang vào đun nhỏ lửa đến khi khoai chín bở thì bỏ đường vào đun liu riu một lúc cho đường ngấm vào khoai.
Sau đấy mới cho thêm nước vào nồi cho đủ dùng, khi nước sôi thì cho bột đao để tạo độ sánh, nước cốt dừa, trân châu vào tắt bếp rồi đong ra từng bát nhỏ.
Khoai lang luộc
Khoai lang rửa sạch, cho khoai vào nồi, thêm ít muối và nước cho vừa ngập khoai, luộc đến khi xiên được bằng đũa mà khoai không bị nát (đun sôi khoảng 15 phút). Chắt hết nước, đun một chút cho khoai hơi cháy sém là rất ngon và thơm.
Canh khoai lang nấu sườn
Khoai lang gọt vỏ, xắt khối vuông, cạnh khoảng 2cm.
Sườn non rửa sạch, chặt khúc vừa ăn. Ướp sườn với hạt nêm, tiêu, đường, bột canh, bột ngọt, hành băm. Sau đó cho sườn vào ninh. Cho sườn non vào nồi, đổ ngập nước. Đun lửa nhỏ cho đến khi sườn chín mềm.
Cho khoai lang vào nấu cùng đến khi khoai chín. Thêm hành vào đảo đều.