SỨC KHỎE » Chăm sóc sức khỏe

Có một loại củ rất cần trong ngày trời lạnh, người Việt 'nhổ bỏ không hết' nhưng nước ngoài bán giá gần 1 triệu/kg

Thứ tư, 06/12/2023 10:51

Nếu như ở Việt Nam loại củ này rất sẵn, giá rẻ thì tại nước ngoài rất đắt đỏ, thậm chí lên tới gần 1 triệu/kg.

Gừng là một trong những nguyên liệu giúp tăng hương vị của món ăn, mang lại một số công dụng rất tốt cho sức khỏe con người. Không chỉ vậy, gừng có một lịch sử rất lâu đời, được sử dụng sớm ngay cả trong các bài thuốc y học cổ truyền. Nó được sử dụng để hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hóa, giảm buồn nôn, giúp chống lại bệnh cúm và cảm lạnh thông thường.

Tính ấm nóng đem lại tác dụng chữa cảm lạnh, sốt tuyệt vời với củ gừng tươi, đặc biệt khi dùng cùng nước ấm sẽ tác dụng làm giãn mao mạch, đẩy nhanh quá trình tiết mồ hôi, hỗ trợ tuần hoàn máu. Vì thế khi thời tiết lạnh, sử dụng gừng tươi sẽ giúp làm ấm cơ thể, ngăn ngừa virus hợp bào hô hấp gây bệnh.

Sử dụng gừng đúng cách trong mùa lạnh rất tốt cho sức khỏe.

Gừng rất phù hợp với khí hậu Việt Nam, có nơi "nhổ bỏ không hết". Trong đó, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) được coi là "thủ phủ" gừng của Việt Nam. Nhờ khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng phù hợp, gừng Kỳ Sơn có chất lượng vượt trội và hương vị đậm đà đặc biệt so với gừng ở những nơi khác.

Ở Việt Nam, gừng được bán với giá khá rẻ nhưng khi xuất khẩu sang nước ngoài lại rất cao. Ví dụ, giá gừng Việt Nam tại Australia khoảng 9-13 AUD một kg (150.000-200.000), thậm chí có thời điểm lên đến hơn 50AUD/1kg (khoảng 850.000 đồng). Gừng được đóng gói nửa kg hoặc một kg chủ yếu phục vụ các nhà hàng.

Công dụng của gừng:

Giúp giảm rối loạn tiêu hóa

Gừng chứa hợp chất của phenolic. Hợp chất này sẽ giúp giảm rối loại tiêu hóa băng cách kích thích ra nước bọt và dịch mật. Do đó, thức ăn và chất lỏng sẽ được tiêu thụ dễ dàng thông qua đường tiêu hóa GI và làm giảm việc co thắt dạ dạy.

Chữa bệnh buồn nôn

Nghiên cứu đã chứng minh rằng rễ gừng và tinh dầu cũng có hiệu quả chống buồn nôn, say tàu xe và nôn mửa. Trong một số trường hợp còn có thể sử dụng để giảm tình trạng nôn mửa ở phụ nữ mang thai.

Giảm viêm và đau

Gừng tác dụng chống viêm. Các nghiên cứu cho thấy gừng có hiệu quả như thuốc giảm đau như giảm chứng đau nửa đầu, đau cơ, đau lưng, đau khớp và đau bụng kinh.

Chống bệnh Alzheimer (mất trí nhớ)

Alzheimer là bệnh liến quan đến não, và thường gặp ở những người tuổi già. Gừng có khả năng ngăn chặn oxy hóa, viêm mãn tính và các yếu tố mà có tác động thúc đẩy phát triển bệnh Alzheimer.

Tăng hệ thống miễn dịch

Sử dụng gừng hàng ngày có thể bảo vệ bạn chống lại việc cảm cúm trong mùa đông. Uống trà chanh thêm chút gừng sẽ giúp bạn luôn khỏe mạnh trong mùa đông này.

Giảm cân

Gừng thúc đẩy cảm giác no, có nghĩa là bạn cần ít calo nhưng vẫn cảm thấy no. Gừng là gia vị tốt từ tự nhiên giúp giảm chứng thèm ăn. Ngoài ra, gừng còn giúp tăng tốc độ trao đổi chất và đốt cháy chất béo trong quá trình giảm cân.

Cách sử dụng gừng tươi hiệu quả

Trà gừng

Trà gừng tươi chế biến rất nhanh, công dụng tốt do nước ấm sẽ giúp tinh chất từ gừng tan ra và được cơ thể hấp thu tốt hơn. Cách chế biến đơn giản như sau:

Gừng tươi được làm sạch, cạo lớp vỏ bẩn bên ngoài.

Thái lát mỏng gừng tươi, sau đó chế với nước nóng, để ấm vừa uống.

Có thể dùng thêm mật ong để tăng tác dụng giảm ho, ngứa rát cổ họng cũng như đem lại hương vị dễ uống hơn. Để giải cảm, nên uống ấm rồi trùm kín chăn để cơ thể ra được mồ hôi.

Kẹo gừng

Thái gừng tươi vào thắng với đường là cách sử dụng gừng tươi tiện lợi hơn, có thể mang theo bên người mọi lúc mọi nơi. Hơn nữa, với cách sử dụng này, gừng tươi sẽ bớt cảm giác cay và có thể ngậm trong miệng, đem lại tác dụng tốt như chống say xe, chống viêm, làm ấm bao tử,…

Xông hơi với gừng tươi

Với các nguyên liệu tự nhiên như gừng tươi, sả tươi,… bạn có thể nấu lên với nước rồi xông hơi, tinh dầu tốt từ củ gừng sẽ cùng nước nóng bốc hơi lên. Cách này giúp giải cảm rất tốt được nhiều người áp dụng hiệu quả.

Dù có tác dụng tốt với sức khỏe song các chuyên gia khuyên rằng, không nên sử dụng bừa bãi với lượng quá nhiều gừng tươi mỗi ngày. Điều này sẽ dẫn đến đầy hơi, ợ nóng, kích ứng vùng miệng và gây khó chịu ngược lại cho dạ dày.

Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới