Trong một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh, các nhà nghiên cứu từ 5 trường đại học cho thấy với người ở tuổi 60, đi bộ tốc độ trung bình giảm tới 46% nguy cơ đột quỵ, đi bộ nhanh giảm tới 53% nguy cơ. Ở nhóm tuổi 45-59, những người đi tốc độ vừa phải đến nhanh giảm tới 36% nguy cơ tử vong sớm do bất kỳ nguyên nhân nào so với nhóm đi chậm.
Giáo sư Emmanuel Stamatakis, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Giả sử kết quả của chúng tôi phản ánh nguyên nhân và kết quả, những phân tích này cho thấy rằng tăng tốc độ đi bộ có thể là một cách đơn giản để mọi người cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ tử vong sớm”.
“Đặc biệt trong những tình huống không thể đi bộ nhiều hơn do áp lực thời gian hoặc môi trường ít đi bộ hơn, đi bộ nhanh hơn có thể là một lựa chọn tốt để tăng nhịp tim - một điều mà hầu hết mọi người có thể dễ thực hiện trong cuộc sống”.
Nghiên cứu của Anh xác nhận những gì Nghiên cứu Sức khỏe Người đi bộ Quốc gia đã báo cáo vào năm 2013: đi bộ nhanh đặt hiệu quả bảo vệ sức khỏe hơn chạy bộ, đồng thời bảo vệ xương và khớp cao tuổi khỏi những căng thẳng không cần thiết. Đây là nghiên cứu đầu tiên chứng minh những lợi ích sức khỏe của việc đi bộ nhanh.
Các nhà nghiên cứu thuộc Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Berkeley tại California (Mỹ) đã so sánh dữ liệu từ hai cuộc khảo sát 33.060 người chạy bộ và 14.045 người đi bộ. Kết quả cho thấy với cùng năng lượng tiêu thụ, người đi bộ hưởng được lợi ích về mặt sức khỏe cao hơn người chạy bộ. Ảnh hưởng của hai loại hình vận động đối với những người tham gia, tuổi từ 18 đến 80, đã được quan sát suốt 6 năm trước khi các chuyên gia rút ra kết luận cuối cùng.
Theo đó, chạy bộ giảm nguy cơ tim mạch ở mức 4,5%, trong khi đi bộ nhanh giảm đến 9,3%.Nguy cơ xuất hiện huyết áp cao lần đầu tiên giảm 4,2% ở người chạy bộ và 7% ở người đi bộ nhanh. Trong khi đó, nguy cơ tiểu đường cùng giảm khoảng 12% cho cả hai loại hình vận động.
Cách đi bộ làm tăng mật độ khoáng chất của xương
Một lợi ích quan trọng khác của việc đi bộ nhanh là tái tạo xương. Trái ngược với quan niệm thông thường, xương liên tục được xây dựng lại hoặc tu sửa tại nhiều vị trí khác nhau trên khắp bộ xương. Trong năm đầu tiên của cuộc đời, gần như 100% xương được tái tạo khi trẻ lớn lên. Ở người lớn, việc này diễn ra với tốc độ khoảng 10 % mỗi năm.
Tuy nhiên, thiếu tập thể dục, đặc biệt là sau khi mãn kinh, có thể dẫn đến giảm mật độ xương. Xương suy yếu dễ bị gãy hơn, thường dẫn đến gãy xương hông đáng sợ.
Đi bộ có thể giúp ngăn ngừa tình trạng giảm mật độ xương. Viện Y tế Quốc gia đã phân tích kết quả của 10 thử nghiệm và phát hiện ra rằng việc đi bộ đã tạo ra “những tác động tích cực và đáng kể” đối với mật độ chất khoáng của xương ở xương đùi (xương hông) ở một người lớn tuổi, với các chương trình đi bộ kéo dài hơn 6 tháng.
Bạn có thực sự cần đi bộ 10.000 bước mỗi ngày không?
Nếu đi bộ nhanh là một trong những chìa khóa để lão hóa khỏe mạnh và xây dựng xương tốt hơn, thì điều đó có nghĩa là đi bộ càng nhiều càng tốt. 10.000 bước tương đương 7-8km, tùy thuộc vào sải chân của bạn. Đó là quá nhiều nếu đi bộ trong một ngày, ngay cả đối với một người trẻ tuổi và có thể là quá tham vọng đối với một số người cao niên.
Về cơ bản, cách bạn đi bộ cũng quan trọng như số lượng bạn đi bộ. Việc thong thả leo lên cầu thang, say sưa chạy bộ trên máy chạy bộ, hay lang thang xuống dãy nhà đều sẽ ảnh hưởng không đáng kể đến sức khỏe và hệ xương, mục tiêu là tập trung, đi bộ nhanh làm tăng nhịp tim và khiến bạn đổ mồ hôi.