Chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của một người. Nhu cầu ngủ của mỗi người là khác nhau. "Ngủ bao lâu chủ yếu phụ thuộc vào việc ngày hôm sau bạn có tràn đầy năng lượng và thể lực hay không. Đối với một số người có nhu cầu ngủ dài, ngủ 8 tiếng một ngày là chưa đủ, sau khi ngủ họ vẫn rất buồn ngủ. Có thể nhận thấy họ cần thời gian ngủ dài hơn để phục hồi thể lực. Còn đối với những người có nhu cầu ngủ ngắn, ngủ 6 tiếng mỗi ngày là đủ. Nếu bạn nhất quyết ngủ 8 tiếng, bạn sẽ trở nên khó chịu do ngủ quá nhiều," bác sĩ nói.
Theo các chuyên gia, nghiên cứu hiện nay cho thấy đối với hầu hết mọi người, thời gian ngủ tối ưu là 7 tiếng. Ngủ ít hơn 5 giờ sẽ rút ngắn đáng kể tuổi thọ và ảnh hưởng đến sức khỏe; ngủ quá lâu hơn 9 hoặc 10 giờ cũng đặc biệt không tốt cho sức khỏe, còn ảnh hưởng đến sự tiến triển của bệnh Alzheimer.
Ngủ ít hơn 5 giờ sẽ rút ngắn đáng kể tuổi thọ và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bác sĩ Chen Suzhen cũng nhắc nhở rằng thời gian ngủ của thanh thiếu niên và người lớn cũng khác nhau. Ông cho biết: "Khi con người già đi, nhu cầu ngủ giảm dần. Thông thường, trẻ sơ sinh cần ngủ 20 giờ mỗi ngày, trẻ em (học sinh tiểu học) nên đảm bảo ngủ khoảng 9 giờ, học sinh trung học cơ sở thường khuyến nghị ngủ 8 ~ 9 giờ, và người lớn cần 7 giờ ~ 8 giờ."
Bên cạnh đó, thời gian nghỉ trưa không nên quá dài, thông thường chỉ nên từ 20 đến 30 phút.
"Bởi vì giấc ngủ được chia thành các cấu trúc nên khi mới ngủ bạn sẽ ở giai đoạn ngủ nông, sau đó một thời gian bạn sẽ chuyển sang các giai đoạn ngủ sâu hơn và yêu cầu nhiều thời gian ngủ hơn. Mất khoảng nửa tiếng để bước vào giai đoạn ngủ sâu, nếu ngủ đủ thời gian, khi thức dậy con người sẽ cảm thấy thư giãn hơn. Nhưng nếu thời gian nghỉ trưa quá dài, bạn vừa chìm sau giai đoạn ngủ sâu rồi đột nhiên tỉnh giấc, bị kéo trở lại cuộc sống thực, khó tránh sẽ cảm thấy khó chịu.
Tiến sĩ Jill Stocker, từ West Hollywood (Mỹ), cho biết cảm thấy mệt mỏi buồn ngủ mọi lúc, dù đã ngủ nhiều, có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư.
Sự tồn tại của bệnh ung thư có thể khiến cho cơ thể phải trải qua nhiều thay đổi từ đó gây nên tình trạng mệt mỏi mạn tính. Điển hình như khi bệnh ung thư giải phóng các protein cytokine nó sẽ khiến người bệnh cảm thấy vô cùng mệt mỏi.
Ngoài ra, những bệnh ung thư khác khiến cho nhu cầu năng lượng của cơ thể tăng lên, cơ bắp bị suy yếu, một số cơ quan bị tổn thương, nội tiết tố thay đổi,... tất cả điều này đều góp phần trở thành nguyên nhân gây mệt mỏi cho người bị ung thư.
Tuy nhiên, không phải bất cứ ai cảm thấy mệt mỏi, mất năng lượng, buồn ngủ cả ngày… đều có nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Sau khi trở lại làm việc sau kỳ nghỉ lễ dài, rất nhiều người ngáp cả ngày và cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, trong khi họ không hề mất ngủ hay thức khuya. Theo bác sĩ Chen Suzhen, bác sĩ điều trị của Khoa Y học Tâm lý, Bệnh viện Zhongda trực thuộc Đại học Đông Nam (Trung Quốc), nguyên nhân có thể lý giải như sau.
Trong cơ thể mỗi người đều có một "đồng hồ sinh học" có thể điều hòa giấc ngủ. Chiếc đồng hồ này gửi tín hiệu đến các tế bào khắp cơ thể thông qua một số chất dẫn truyền thần kinh để giữ cho cơ thể hoạt động nhịp nhàng.
Giấc ngủ thường sẽ trải qua 4 đến 6 chu kỳ vào ban đêm. Nếu bạn đột ngột ngủ quá lâu, đặc biệt là vào ban ngày, điều đó tương đương với việc loại bỏ mô hình ‘đồng hồ sinh học’ ban đầu và gửi một tín hiệu nhịp điệu khác đến cơ thể. Do đó, não có thể bị "rối loạn", không còn có thể đưa ra hướng dẫn chính xác về giấc ngủ cho cơ thể con người nữa. Khi ấy, chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng, khó có thể tiến vào giai đoạn ngủ sâu khiến cơ thể phục hồi và trở nên thư giãn. Cảm giác khó chịu tương tự như jet lag.
Nếu vẫn nghi vấn về nguy cơ ung thư, trong trường hợp cảm thấy dấu hiệu bất thường của sức khỏe, bạn hãy đi khám tổng quát cơ thể, đặc biệt là những bộ phận nguy cơ cao như tuyến vú, tử cung, đại tràng, tuyến giáp, vòm họng… Không nên "tự làm mình sợ" hoặc trao nhầm niềm tin cho những cơ sở y tế không uy tín, cuối cùng tiền mất tật mang.