Có cả những thực phẩm được khuyến cáo là không nên ăn chung.
Thịt bò ngon bổ…
Theo các nhà dinh dưỡng, thịt bò là thực phẩm bổ dưỡng, chứa nhiều các vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe. Đáng chú ý là tăng cường cơ bắp nhờ giàu axit amoniac; Tăng cường hệ miễn dịch, chuyển hóa và tổng hợp thức ăn, bổ huyết nhờ giàu vitamin B6, protein và sắt cao; Vitamin B12 có trong thịt bò cung cấp năng lượng cần thiết cho các tế bào, thúc đẩy chuỗi axit amin chuyển hóa… cung cấp năng lượng khi cơ thể hoạt động ở cường độ cao.
Thịt bò còn rất giàu Magie, Kẽm, Kali giúp tổng hợp protein, chống oxy hóa, tăng trưởng cơ bắp, sản xuất hormone... Muối của axit glutamic giúp tăng cường hệ miễn dịch, đặc biệt hiệu quả khi trao đổi chất insulin.
Hàm lượng axít béo trong thịt bò thấp, nhưng axit linoleic rất giàu giúp chống ôxy hóa hiệu quả, mau lành tổn tương mô (phát tác khi hoạt động mạnh). Linoleic và palmiotelic còn là 2 axit đặc biệt giúp con người chống lại bệnh ung thư và các vi rút mầm bệnh.
Ai không nên ăn?
Tuy nhiều chất bổ dưỡng, nhưng thịt bò lại rất nguy hiểm cho sức khỏe của một số người.
- Người bị bệnh mỡ máu không nên ăn thịt bò vì hàm lượng chất đạm cao hơn các loại thịt khác.
- Người cao huyết áp ăn thịt bò sẽ rất hại cho sức khỏe, bởi trong thịt bò chứa một lượng lớn chất béo bão hòa.
- Người bị u xơ cổ tử cung cũng không nên ăn thịt bò vì có những kích thích tố như estrogen có thể ảnh hưởng trực tiếp tới khối u.
- Người bị thủy đậu càng không nên ăn thịt bò, bởi trong danh sách các thực phẩm kiêng khi lên thủy đâu ngoài hải sản, thịt gà, thịt vịt có cả tên thịt bò.
- Người bị viêm khớp càng không nên ăn thịt bò, bởi khi cơ thể tiêu hóa lượng thịt bò đã ăn sẽ sản xuất ra rất nhiều axit – và các axit cần khoáng chất canxi để trung hòa. Nếu cơ thể không được bổ sung lượng canxi cần thiết nó sẽ tự rút canxi từ hệ xương để làm tròn nhiệm vụ. Việc này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của hệ xương, và sẽ sinh thêm chứng loãng xương.
- Người bị sỏi thận ngoài hạn chế ăn thịt gia cầm, cá cũng cần hạn chế thịt bò. Bởi thịt bò rất giàu protein khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng hình thành các loại sỏi.
Những món không nấu chung
Thịt lợn - Thịt bò không nên nấu chung. Bởi thịt bò tính ôn, ôn trung ích khí, kích thích chuyển hóa, thích hợp với người yếu, người bị suy giảm chuyển hóa.
Thịt lợn tính hàn, không có tác dụng sinh nhiệt, có tác dụng lương huyết, hợp với người có cơ địa nóng, chuyển hóa cao, sinh mụn nhọt, táo bón.
Kết hợp thịt lợn – thịt bò sẽ bị trung hòa và không hiệu quả như mong muốn.
Hải sản – thịt bò không nên nấu chung, vì có thể gây phản ứng giữa các dinh dưỡng với nhau.
Trong thịt bò có phốt pho rất cần cho tái tạo xương. Hải sản rất giàu calci và magie. Kết hợp hai thứ sẽ tạo kết tủa một dạng muối gây cản trở hấp thu phốt pho và giảm cả tốc độ hấp thu can xi.
Lươn, hẹ cũng không nên ăn chung với thịt bò vì sẽ khó tiêu hóa, ngộ độc hoặc nhiễm độc lâu dài cho cơ thể.
Hạt dẻ giàu vitamin C. Thịt bò chứa nhiều đạm. Nếu nấu chung sẽ làm biến chất đạm, giảm giá trị dinh dưỡng của thịt bò.
Rượu là chất cay nóng, Thịt bò có tác dụng bồi bổ. Không nên nấu chung vì dễ dẫn đến các chứng táo bón; viêm khóe miệng; mắt đỏ; ù tai.
Nước chè (và cả các loại thực vật vị chát như trà, ổi…) có nhiều axit tanin, nấu với thịt bò thì Protein của thịt sẽ ngăn cản hấp thu hầu hết vi khoáng như sắt, kẽm, đồng… còn làm se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột khiến ruột tích tụ nhiều chất có hại, dễ bị táo bón.
Ăn thịt bò (và các loại thịt đỏ) xong cũng không nên uống trà đặc. Nếu muốn thì chỉ nên uống sau ít nhất 2 giờ.
- Đậu đen không nên nấu với thịt bò, vì đậu đen rất giàu chất xơ thô làm giảm hấp thu chất sắt trong thịt bò nghiêm trọng. Nếu muốn, hãy ăn 2 món này cách nhau ít nhất 4 giờ.
-Đậu nành – thịt bò đều chứa nhiều purin – chất giúp tạo ra acid uric gây bệnh gout, nếu nấu chung sẽ vô cùng nguy hiểm với người bệnh gout, bởi hai thực phẩm này sẽ cộng hưởng làm tăng acid uric gây cơn đau khớp.