SỨC KHỎE » Chăm sóc sức khỏe

Những món ăn tưởng tốt hóa ‘sát thủ’ âm thầm hủy hoại bạn

Thứ bảy, 27/02/2016 10:15

Đây là những món ăn quen thuộc, được nhiều người ưa thích vì ngon miệng, tưởng tốt cho sức khỏe nhưng lại là những thứ đang âm thầm gây hại cho bạn và gia đình.

Dưới đây là những thực phẩm tưởng tốt nhưng lại là “sát thủ” âm thầm hủy hoại sức khỏe của bạn:

Măng tươi

Măng tươi chứa nhiều chất độc axit cyanhydric. Axit này khi vào máu có thể gây thiếu oxy cho tổ chức tế bào. Ăn nhiều măng tươi nhiễm độc có thể khiến bạn cảm thấy ngạt thở, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn. Nghiêm trọng hơn, chất này có thể gây co giật, tím tái, hôn mê, tụt huyết áp và gây tử vong.

Trà

Trà là loại đồ uống mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là những loại trà do bạn tự hãm tại nhà. Điều cần quan tâm ở đây là những loại trà đóng chai hay lon mà nhiều người ưa chuộng thường chứa nhiều đường, chất tạo hương vị cũng như chất bảo quản.

Do đó, nếu yêu thích những món trà lạnh, bạn nên tự pha nước trà rồi để lạnh và dùng thay vì chọn những sản phẩm đã được chế biến và đóng gói sẵn.

Mộc nhĩ tươi

Trong mộc nhĩ tươi có chứa một chất nhạy cảm với ánh sáng – tên là Porphyrin. Sau khi ăn, với sự chiếu rọi của ánh nắng mặt trời, chúng ta rất dễ bị viêm da, xuất hiện trạng thái ngứa, chứng phù thủng, đau nhức; có người bị phù nề thanh quản sẽ dễ gây nên tình trạng khó thở. Vì vậy, chỉ nên ăn mộc nhĩ khô, ngâm trong nước nấu lên thì mới an toàn.

Sữa chua không béo

Những thực phẩm tách béo có thể khiến bạn không tăng cân, nhưng chưa chắc đã tốt cho sức khỏe. Hơn nữa, sữa chua các vị lại tăng thêm 15 g đường so với thông thường. Lời khuyên là nên ăn sữa chua kèm hoa quả tươi để giảm lượng đường nhân tạo, hương vị tự nhiên lại thân thiện với sức khỏe.

Cà chua xanh

Cà chua xanh rất độc hại vì có nó chứa chất độc Solanine. Nếu ăn phải, khoang miệng có cảm giác đắng chát; sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa. Thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

Mật ong

Mật ong thường được dùng thay đường và sẽ không có gì rắc rối khi bạn dùng ở mức vừa phải (khoảng 15ml cho mỗi lát bánh mì hoặc ly nước cam…).

Nhưng nếu tiêu thụ mật ong quá nhiều, bạn không chỉ nạp vào lượng calo khổng lồ mà còn gây hại cho gan cũng như khả năng trao đổi chất của cơ thể vì loại đường trong mật ong là đường fructose - vốn có thể chuyển thành chất béo dự trữ. Theo thời gian, chúng có thể gây ra bệnh gan nhiễm mỡ (không do chất cồn) cùng những rắc rối khác về sức khỏe.

Khoai tây mọc mầm

Khoai tây để lâu, nhất là trong môi trường ẩm thấp rất dễ mọc mầm. Khi đó sẽ sinh chất độc solamine, chất này kích thích tương đối mạnh đến niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một điều nguy hiểm nữa, nếu bạn dùng nhiều khoai tây mầm sẽ có khả năng đau bụng kéo dài, ỉa chảy, nôn mửa thậm chí là suy hô hấp.

Ngũ cốc ăn sáng

Phần lớn các loại ngũ cốc ăn sáng được bày bán phổ biến tại các siêu thị đều được làm từ cùng một thành phần như nhau đó là bột mì tinh chế và đường. Đây là hai yếu tố hỗ trợ đắc lực cho sự gia tăng nhanh chóng của mức đường huyết.

Khi dùng ngũ cốc, nên chọn loại ít đường và mặc dù được gọi tên là ngũ cốc ăn sáng nhưng trên thực tế, bạn không nên thường xuyên dùng cho bữa sáng. Bạn có thể xen kẽ với những lựa chọn khác lành mạnh hơn như trứng, bánh mì làm từ bột mì thô, sữa chua, cà chua…

Dưa muối chưa kĩ

Ăn dưa ở giai đoạn mới muối, dưa sẽ có vị cay, hăng, hơi đắng vì chưa đạt yêu cầu. Thông thường, trong một vài ngày đầu muối dưa, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần (có nghĩa là độ chua tăng dần lên). Vì thế, loại dưa này chứa nhiều nitrate, ăn vào rất có hại cho cơ thể.

>>Click xem 5 thực phẩm không nên hâm nóng lại khi ăn

Theo Nguoiduatin.vn
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới