Ít ai biết rằng, để chữa được căn bệnh này chỉ cần uống nước sắc quả dâu là đủ. Quả dâu đã được sách vở từ đời Đường thừa nhận có công hiệu bổ can thận, dưỡng huyết, trừ phong, đỡ tiêu khát, lợi ngũ tạng, khớp xương, thông huyết khí, giải độc rượu, ăn lâu ngày sẽ an thần, thính tai tinh mắt, kéo dài tuổi thọ.
Trong quả dâu có: Nước 84,71%; Đường 9,19% Z (có glucoza, fructoza); Axit 80% (có axit malic, axit sucinic); Protit 0,36%; Tanin, vitamin C, caroten.
Quả dâu khi chín màu đỏ đậm hoặc tím đen. Dâu càng chín (tím đen) càng thơm ngọt, bớt chua chát, nhiều chất bổ dưỡng. Quả dâu ăn mềm, chua ngọt, nhiều nước, có thể ăn tươi, nấu rượu, làm nước giải khát, làm mứt, làm vị thuốc... đều tốt, được mọi người ưa chuộng. Nước dâu không những mang đến cảm giác mát mẻ, sảng khoái cho những ngày hè mà còn có nhiều tác dụng chữa bệnh.
Quả dâu thường được dùng chữa can thận hư, váng đầu mất ngủ, ù tai, mờ mắt, tiêu khát, táo bón, bệnh tràng nhạc, viêm khớp dạng thấp...
Lá dâu vị đắng ngọt, tính hàn, có công hiệu mát gan sáng mắt, thư phong tán nhiệt, lợi ngũ tạng, thông khớp xương, làm mượt tóc, dưỡng tân dịch, dùng chữa cảm sốt, ho, đau đầu, chóng mặt, đau sưng họng, mắt đau sưng đỏ, xuất huyết do chấn thương, rết cắn, chân phù...
Cành dâu vị đắng, tính bình, có tác dụng trừ phong, thông kinh lạc, lợi tiểu tiện, dùng chữa các bệnh ho hen do phế nhiệt, phù chân, khó tiểu tiện. Những năm gần đây còn dùng chữa cao huyết áp, đái tháo đường...
Y học hiện đại qua nghiên cứu đã chứng minh trong quả dâu có chứa nhiều đường gluco, glucoza, axít axetic, chất nhu toan và các loại vitamin A, B1, B2, C...
Quả dâu được chế thành phù tang, bảo đơn, mứt dâu dùng điều trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, can thận âm hư, huyết hư, tân dịch thiếu, táo bón... có công hiệu bổ huyết an thần, nhuận tràng.
Mất ngủ: Quả dâu tươi 60 gam, hoặc quả dâu khô 30 gam, sắc uống ngày 2 lần vào hai buổi sáng, chiều.
Viên thuốc tễ tang mạt hoàn được chế từ quả dâu, lá dâu, vừng đen có tác dụng điều trị nhất định đối với chứng bạc tóc sớm, dùng lâu ngày tóc trắng chuyển đen, tóc rụng mọc lại.
Hái trái dâu đã chín thâm, thêm vị hà thủ ô đỏ, ngâm với rượu, có tác dụng bổ thận và làm cho tóc chậm bạc.
Sau đây là những bài thuốc chữa bệnh từ quả dâu:
Chữa thong manh, đau mắt: Lá dâu tươi đem về giã nát, phơi khô, đốt thành than, nấu lấy nước rửa mắt.
Để chữa đau mắt gió hay chảy nước mắt: Lá dâu hái vào tháng Chạp, hãm lấy nước rửa hằng ngày.
Viêm khớp: Dâu quả 250 gam, cành dâu 150 gam, tầm gửi cây dâu 100 gam, ngâm rượu uống.
Ho lâu ngày do phế hư: Quả dâu 150 gam, lá dâu 100 gam, vừng đen 100 gam, giã nát, đun thành loại nước đặc sền sệt, tra 500 gam đường, nấu thành cao. Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần 15 gam.
Chữa say rượu: Quả dâu cho vào vải trắng sạch, bóp lấy nước uống vài lần.
Táo bón do huyết hư: Quả dâu nấu thành cao, ngày 2 lần, mỗi lần dùng 20 gam.
Chữa hen suyễn: Lá dâu già, lá thầu dầu già, trấu (sao mật) tán nhỏ, thắng mật làm viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống một viên với nước sôi.
Tẩy sán xơ mít: Dùng dao tre cạo lấy vỏ trắng cành dâu 3 nắm, nước 3 bát, sắc lấy một bát. Tối hôm trước phải nhịn ăn, sáng sớm uống lúc bụng đói, sán sẽ ra hết. Uống 2 - 3 lần.
Chữa viêm tuyến vú: Đọt dâu non 1 nắm, giã nhỏ đắp vào chỗ vú sưng, bên ngoài lấy giấy dấp nước đắp, khi khô lại thay, đến khi tan hết thì thôi.