TIN TỨC » Kiến thức

Ngủ 8 tiếng một ngày hóa ra là sai! Thời gian ngủ thay đổi theo độ tuổi, vì vậy đừng 'ngủ sai'

Thứ hai, 16/08/2021 21:44

Ngủ là một nhu cầu sống còn đối với cơ thể chúng ta. Ngủ chiếm 1/3 thời gian của cuộc đời mỗi người. Trong khi ngủ cơ thể chúng ta tiết ra những hormone quan trọng giúp quá trình chuyển hóa, tích lũy năng lượng cần thiết cho hoạt động trong ngày và quá trình tăng trưởng cơ thể.

Ngủ 8 tiếng một ngày, hóa ra là sai?!

Ở mỗi lứa tuổi sẽ có số giờ ngủ tương ứng (Ảnh minh họa)

Nhiều người coi 8 giờ ngủ vào ban đêm là tiêu chuẩn vàng, được gọi là thời gian ngủ vàng. Thông thường, có một quy tắc đó là bạn nên đi ngủ lúc 10 giờ tối và thức dậy lúc 6 giờ sáng hôm sau. Tuy nhiên, tiêu chuẩn như vậy thực tế cần phải dựa trên các độ tuổi khác nhau, suy cho cùng thì độ tuổi cũng khác nhau, tương ứng thời gian ngủ cần thiết cũng khác nhau.

Thời gian ngủ ở các độ tuổi khác nhau

(Ảnh minh họa)

Nếu trong gia đình có trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, chúng ngủ hầu như cả ngày và thời gian ngủ của chúng có thể kéo dài tới 16 giờ.

Đối với trẻ em nên ngủ đủ 12 tiếng mỗi ngày, vì lý do này, đối với trẻ từ 3 - 6 tuổi, dù ham chơi nhưng cha mẹ nên cho trẻ ngủ đủ 12 tiếng.

Đối với trẻ vị thành niên thì nên ngủ đủ 10 tiếng mỗi ngày, ví dụ như trẻ tiểu học lúc này đang trong giai đoạn phát triển cơ thể, thời gian ngủ không đủ giấc có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ thì việc kiểm soát thời gian ngủ đủ 10 tiếng là rất cần thiết.

Đối với thanh niên và trung niên từ 20 - 40 tuổi, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày về cơ bản có thể đáp ứng được sự điều hòa của cơ thể.

Đối với người trung niên trên 40 tuổi, giấc ngủ có thể được duy trì ở mức 7 tiếng một ngày.

(Ảnh minh họa)

Đối với những người cao tuổi trong cuộc sống, họ thường thấy rằng thời gian ngủ của họ ngắn hơn, họ đi ngủ lúc 10 giờ tối, có thể thức dậy lúc 4 hoặc 5 giờ ngày hôm sau.

Có thể thấy thời gian ngủ của mỗi người ở các độ tuổi khác nhau. Nếu bạn chỉ lấy 8 giờ làm tiêu chuẩn để đánh giá sức khỏe của bạn tốt hay xấu thì đó không phải là câu trả lời chính xác.

Liên quan đến giấc ngủ, hãy chú ý đến một số điều dưới đây

Trước hết, ai cũng nên nắm rõ thời gian ngủ phù hợp với độ tuổi của mình, nhưng một số người có thể gặp phải tình trạng thời gian ngủ quá nhiều hoặc quá ngắn, nếu thời gian quá dài sẽ khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy chóng mặt khi thức dậy. Tương tự, nếu thời gian ngủ ngắn, cơ thể sẽ không được nghỉ ngơi, gây rối loạn trao đổi chất.

Thứ hai, làm càng ít càng tốt trước khi đi ngủ, chẳng hạn như ăn, uống, tập thể dục nặng… Những việc như vậy không phù hợp với cơ thể và sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, nói chung là không nên làm những điều đó trước khi đi ngủ hai tiếng. Uống nhiều nước trước khi đi ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Sau đó, khi bạn ngủ, tốt nhất nên để điện thoại xa bạn bởi ngủ gần điện thoại sẽ không tốt cho giấc ngủ.

(Ảnh minh họa)

Cuối cùng, các chuyên gia về sức khỏe khuyên bạn nên có một giấc ngủ trưa ngắn, đây là điều vô cùng cần thiết, giấc ngủ trưa sẽ giúp giải tỏa mệt mỏi, giúp cơ thể sảng khoái trước khi bước vào giờ làm buổi chiều.

Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày đối với tất cả mọi lứa tuổi là một nhận định sai lầm, vì mỗi nhóm người khác nhau có thời gian ngủ khác nhau, vì vậy, bạn cần ngủ theo độ tuổi của mình, để không ngủ sai giấc, điều này sẽ mang lại cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nguyễn Giang (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới