Các bạn trẻ ngày nay thường rất hay bị cha mẹ phàn nàn rằng: “Mấy giờ rồi, sao con còn chưa đi ngủ? ngày nào cũng thức khuya vậy…”.
Vậy thức khuya là mấy giờ? Có thể nhiều người sẽ nói rằng thức khuya là 11h đêm, 12h đêm, nhưng theo đánh giá của các bác sĩ, không thể nói rằng 11h, 12h đêm là thức khuya được. Nhiều người nhầm lẫn rằng việc áp dụng một khung giờ “hoàn hảo” cho tất cả mọi người là hợp lý, nhưng điều này quả thật chưa đúng.
Thế nào là thức khuya? (Ảnh minh họa)
Đối với những người khác nhau, giờ làm việc, giờ ngủ và mức độ căng thẳng khác nhau. Đối với bạn, có thể bạn thường đi ngủ sớm, trước 11h đêm, nhưng đối với một số người làm việc ca đêm, thì có thể 11h họ mới bắt đầu làm việc nên không thể áp đặt thời gian biểu của bạn cho họ được. Ngoài ra, đối với những người quen ngủ ngày, họ thường thức quá 11h, 12h đêm sau đó mới đi ngủ, thì những người như vậy chỉ có thể gọi là ngủ muộn, không hẳn là thức khuya.
Các bác sĩ khẳng định rằng, mấu chốt của việc bạn có thức khuya hay không, nó không nằm ở việc bạn ngủ lúc mấy giờ, mà là giấc ngủ của bạn có đáp ứng được các điều kiện sau đây không?
Vậy chìa khóa để đánh giá chất lượng giấc ngủ là gì? Có 3 yếu tố quan trọng sau:
- Ngủ đủ giấc
- Ngủ thường xuyên
- Chất lượng giấc ngủ tốt.
Thay vì lo lắng về thời gian đi ngủ mỗi ngày để xem là thức khuya hay không, thì hãy nghĩ xem bạn đã ngủ bao nhiêu giờ một ngày, có đủ thời gian ngủ không? Nói chung, người lớn ngủ từ 7 - 9 tiếng mỗi ngày là thích hợp, đối với người già sau 60 tuổi thì thời gian ngủ của họ sẽ ngắn hơn tương đối, ngủ khoảng 6 tiếng là phù hợp. Còn đối với trẻ nhỏ, thời gian ngủ tương đối dài.
(Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, nếu thời gian ngủ đủ và đều đặn nhưng ngủ lại hay mơ, hay thức giấc giữa đêm, chất lượng giấc ngủ không tốt thì thực tế đó lại có thể coi rằng bạn đã thức khuya. Nếu chất lượng giấc ngủ kém, thường không đủ ngủ giấc, quá trình nghỉ ngơi bị ảnh hưởng, nếu để xảy ra tình trạng này thường xuyên sức khỏe sẽ rất bị tổn hại.
Có thể thấy, nếu thời gian ngủ của bạn không đủ, không đều, kém chất lượng thì chắc chắn rằng bạn đang được coi là thức khuya.
Thỉnh thoảng thức khuya có thể ít gây hại cho sức khỏe, nhưng nếu thức khuya lâu, dạ dày, gan, mạch máu, não… sẽ bị tổng thương và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Vì vậy, việc duy trì một giấc ngủ ngon là rất quan trọng, vậy làm thế nào để đạt được mục tiêu này?
(Ảnh minh họa)
Nếu muốn có một giấc ngủ ngon, các bác sĩ khuyên bạn không nên uống nhiều nước trước khi đi ngủ, không nên hút thuốc, uống rượu hay ăn quá muộn. Hãy kéo rèm cửa, tắt đèn đi ngủ, đặt điện thoại di động ra xa. Đừng suy nghĩ quá nhiều, hãy nhắm mắt và tĩnh tâm lại, nếu vẫn chưa ngủ được, bạn có thể nghe một vài bản nhạc nhẹ nhàng, cơ thể sẽ cảm thấy thư thái và dễ ngủ hơn.
Qua lời giải thích cặn kẽ của bác sĩ, chúng tôi tin rằng mọi người đều hiểu rõ rằng không phải đi ngủ sau 11h, 12h đêm là thức khuya, bởi hoàn cảnh của mỗi người là khác nhau. Thức khuya thực sự là ngủ không đủ giấc, ngủ không ngon, chất lượng giấc ngủ không tốt. Nếu gặp phải tình trạng như vậy, bạn nên điều chỉnh thời gian ngủ sớm hơn, đừng để nó ảnh hưởng tới sức khỏe. Hi vọng rằng, những thông tin bổ ích trên có thể giúp ích cho các bạn.