TIN TỨC » Kiến thức

Vỏ tôm hay thịt tôm nhiều canxi hơn? Nhiều người ăn bao nhiêu năm vẫn không biết

Thứ ba, 24/10/2023 14:20

Tôm là món ăn nhiều dinh dưỡng, đặc biệt giàu canxi. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết bộ phận nào của tôm chứa nhiều canxi nhất.

Vỏ tôm có nhiều canxi không?

Tôm là một loại hải sản giàu protein, canxi, kẽm, sắt... nên rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt tôm là nguồn protein tốt tức là protein không kèm theo nhiều chất béo do đó ăn tôm rất tốt cho cả người giảm cân, người già, trẻ nhỏ.

Từ xa xưa, người dân truyền miệng với nhau rằng vỏ tôm có nhiều canxi nên khi ăn tôm không nên bóc vỏ. Nhưng thực tế theo phân tích dinh dưỡng thì vỏ tôm không cấu tạo từ canxi àm từ chất chitin, một dạng polymer giúp lớp vỏ cứng. Phần canxi chủ yêu tập trung nằm ở thịt của con tôm. Vỏ tôm tạo nên chất ngọt. Do đó bạn có thể tận dụng vỏ tôm làm nước dùng cho ngọt nước, còn không nhất thiết phải giữ lại vỏ tôm khi ăn.

Vỏ tôm không có nhiều canxi như lời đồn.

Đầu tôm có nhiều canxi không?

Ngoài vỏ tôm, nhiều người nghĩ rằng ăn đầu tôm bổ sung canxi, mắt tôm giúp sáng mắt. Món đầu tôm chiên còn được đưa vào thực đơn nhiều nhà hàng với giá trên trời. Nhưng thực chất đầu tôm chứ nhiều kim loại nặng và chất thải không tốt cho sức khỏe. Nhiễm kim loại nặng có thể gây nhiều hậu quả nguy hiểm đặc biệt với trẻ nhỏ.

Phần đường chỉ đen ở lưng tôm cũng là cái nên vứt đi vì chúng là đường tiêu hóa, không có tác dụng dinh dưỡng. Việc nói ăn mắt tôm giúp sáng mắt chỉ là quan niệm liên tưởng trong dân gian không có cơ sở khoa học chứng minh.

Phần tốt nhất trong con tôm là: Phần thịt tôm. Nên tránh ăn chỉ tôm, đầu tôm để tránh nhiễm kim loại nặng. Vỏ tôm ăn hay không là sở thích của tùy người vì có người thích ăn giòn giòn thì nên ăn cả vỏ.

Phần đầu tôm cũng không có nhiều canxi.

Phần nhiều canxi nhất là thịt tôm.

Lưu ý khi cho trẻ ăn tôm:

Nên cho bé ăn phần thịt tôm và trẻ mới tập ăn cần thử ăn ít một để phản ứng dị ứng cho bé bởi tôm có thể gây dị ứng nghiêm trọng cho nhiều người. Thậm chí tôm biển và tôm đồng có nguy cơ gây dị ứng khác nhau. Nên những lần đầu ăn tôm biển hay tôm đồng đều phải kiểm tra phản ứng của trẻ rồi mới cho ăn tiếp.

Với trẻ nhỏ nên bóc vỏ để tránh trẻ bị hóc vỏ tôm

Tôm rất bổ nhưng protein trong tôm khi bị ôi thiu rất dễ biến chất thành độc hại. Do đó bạn cần dùng tôm tươi, mua về nên chế biến ngay hoặc cấp đông đảm bảo.

Nên cho trẻ ăn tôm tép nhỏ, vỏ mềm, thân mềm dễ ăn lại nhiều dinh dưỡng.

Lưu ý khi mua tôm tránh tôm bơm tạp chất

Tôm bơm tạp chất là tôm được bơm thạch rau câu hoặc một số chất tương tự nhằm mục đích tăng khối lượng tôm để gian thương. Các tạp chất này không chỉ khiến bạn bị lừa về tài chính mà còn có thể gây hại khi chúng nhiễm khuẩn, tạp chất nguy hiểm.

Để phân biệt cần nhìn rõ nhất và các đốt tôm và đuôi tô. Khi tôm bị bơm tạp chất thì đuôi tôm sẽ xòe căng vẩy ra như cánh quạt, còn tôm không bơm sẽ có đuôi cụp lại.

Tôm bơm tạp chất nếu thả trong nước sẽ lờ đờ không bật khỏe như tôm không bơm, các nắp vỏ tôm bị đầy, khi bóc vỏ tôm thấy tạp chất chảy ra.

Khi mua bạn cũng nên quan sát để phân biệt tôm nuôi và tôm tự nhiên: Tôm nuôi thường có vỏ màu sẫm hơn, thịt không đầy đặn và không có vị ngọt tự nhiên khi ăn còn tôm tự nhiên có màu vỏ sáng hơn, thịt đầy đặn và khi ăn có vị ngọt tự nhiên.

Thùy Dương (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới