1. Pha nước chấm cho món bún thịt nướng
Nước chấm cho món bún thịt nướng.
Cách 1: Dùng nước giấm trên cho thêm nước mắm và nước đun sôi để nguội. Sau khi nêm nếm vừa ăn cho thêm tỏi băm, ớt băm và ít tiêu xay.
Cách 2: Bạn pha nước chấm theo công thức: 1 giấm + 1 đường + 1/2 mắm + 2 nước (nước đun sôi để nguội) + 1 đến 2 muỗng cà phê nước cốt chanh + tỏi và ớt băm.
Nếu ăn theo kiểu người Bắc, bạn có thể cho ít đu đủ vào. Bạn mua loại đu đủ xanh, cắt miếng vuông mỏng hoặc cắt sợi sóng theo dụng cụ cắt hoa quả. Sau đó, bóp sơ qua phần đu đủ này với muối và trụng sơ qua nước sôi xả lại trước khi ngâm giấm, vắt khô và thả chúng vào bát nước chấm.
2. Pha nước chấm cho các món luộc
2 muỗng cà phê muối rang 1 muỗng cà phê hạt tiêu rang 1 muỗng cà phê nước cốt chanh ớt băm nhuyễn
Trộn đều các nguyên liệu lại là bạn đã có một món chấm ngon cho các món luộc.
Cách pha nước chấm cho món phở cuốn, phở trộn đúng chuẩn - 1 củ tỏi. - 2 quả ớt. - 1 quả chanh. - Giấm thanh. - Nước mắm, đường. Bước 1: Bóc vỏ tỏi và băm nhỏ cùng với ớt. Bước 2: Vắt nước cốt chanh ra chén và bỏ hạt. Bước 3: Cho 3 muỗng nhỏ nước chanh, 2 muỗng nhỏ đường, 2 muỗng nhỏ giấm thanh, 2 muỗng nhỏ nước mắm vào chén và khuấy đều lên. Sau khi đường tan thì cho tỏi, ớt băm nhuyễn vào và khuấy tiếp cho đều. Vậy là xong chén nước mắm chấm phở cuốn rồi và chỉ cần dọn lên bàn ăn là có thể thưởng thức.
3. Cách pha nước chấm cho món nem, bún chả Hà Nội
* Nguyên liệu:
- Nước dừa tươi - Tỏi, ớt, chanh, dấm gạo, tiêu xay - Nước hàng - Nước dùng gà - Đường - Nước mắm
Cách 1: Nước dùng gà trong 250ml + Nước dừa tươi 150ml + Đường 150g + Nước hàng để tạo màu 60g + Muố 10g: đun sôi, hớt bọt, sau bắc ra, để nguội
Cách 2: Nước mắm 60ml+ Tỏi băm nhỏ 25g + Ớt tươi băm nhỏ 25g + Nước cốt chanh 100ml + Dấm gạo 50ml + Hạt tiêu rang thơm xay vỡ: 10g
Cách 3: Lấy nước chấm chua ngọt nói trên một lượng vừa đủ ăn + nước mắm + nước sôi để nguội vào theo thứ tự và nêm nếm cho đến khi có vị vừa miệng + tỏi băm nhuyễn + hạt tiêu rang xay vỡ+ ớt băm bỏ hạt. Ở hàng bún người ta hay cho ít nước mắm mà thay vào đó là nước hàng để tạo màu.
Ăn bún chả kiểu Bắc thì cho thêm vào nước chấm đu đủ xanh. Đu đủ cắt vuông hoặc tỉa hoa cho đẹp, bóp muối sơ rồi lấy nước sôi dội qua, vắt khô thả vào bát nước chấm, nếu ko vội có thể ngâm với dấm trước 10 – 15′ thì sẽ giòn hơn.
4. Pha nước chấm cho các món cuốn
Nguyên liệu:
- 0,5 lạng lạc rang sẵn, bỏ vỏ
- Tỏi (số lượng nhiều, ít tùy vào khẩu vị của bạn)
- Ớt tươi 1 hoặc 2 quả
- Nước mắm
- Dấm, đường
- 100 ml nước lọc
- 1/2 quả chanh.
Cách làm:
- Cho lạc và tỏi vào cối, thêm 4 thìa cà phê nước lọc, sau đó giã nhuyễn cho đến khi lạc và tỏi có màu trắng đục. - Cắt ớt làm 2 phần, gạt bỏ hết hạt, đem băm nhỏ. - Trộn đều ớt đã băm với lạc và tỏi giã nhuyễn trong bát tô con, vắt cốt chanh, dấm, đường, nước mắm lượng vừa phải. - Trộn đều các vị với nhau, đổ thêm một muỗng canh nước lọc.
5. Pha nước chấm bún đậu mắm tôm
Mắm tôm ăn với bún đậu hay bún lòng heo ngon ngất ngây.
Nguyên liệu:
- 1 thìa đường - 1/2 thìa giấm - 1 quả chanh hoặc quất - 1 thìa mắm tôm - Dầu rán - Ớt thái lát hoặc băm nhỏ.
Cách làm:
- Để pha mắm tôm bạn chỉ việc đánh bông mắm tôm với đường, rượu, quất hoặc giấm, dầu rán rồi cho thêm ớt theo nguyên liệu kể trên. Mắm tôm pha ngon có thể được chấm với đậu rán làm món bún đậu mắm tôm hoặc chấm cùng thịt luộc, lòng lợn luộc cũng đều rất ngon.
6. Cách pha nước chấm cho món cá nướng, cá hấp cuốn rau, bún
Nguyên liệu:
Một thìa nước mắm ngon, một thìa dấm ngon, một thìa đường, 3 thìa nước lọc, tỏi, ớt, gừng, thì là.
Cách làm:
Tỏi, ớt, gừng, rau thì là băm nhỏ. Pha nước mắm, dấm, đường, nước, điều chỉnh vị vừa ăn rồi mới cho tỏi, ớt, gừng, thìa là vào. So với nước chấm nem, nước chấm cá luộc mặn hơn vì cá hấp và luộc vị nhạt nên cần nước chấm đậm, cũng có thể dùng vị chua của chanh để nước chấm thơm tự nhiên.
Loại nước chấm này có thể phù hợp để chấm các loại gỏi cá cuốn nướng.
7. Nước chấm các món lẩu
Về cơ bản, nước chấm lẩu giúp ăn ngon miệng nên chúng ta thường dùng vị nước chấm hơi chua để kích thích ăn ngon và đỡ ngán.
Nước chấm lẩu có nguyên liệu chính từ mắm, tỏi, ớt… Loại thứ nhất rất phù hợp để chấm hải sản gồm có những nguyên liệu sau: nửa thìa gia vị, 1/4 thìa mì chính, 1/4 thìa muối trắng, mù tạt xanh, một chút hạt tiêu bột, chanh tươi, ớt tươi. Loại nước chấm các món lẩu thứ 2 sử dụng nước mắm làm nguyên liệu chính, bao gồm: 2 thìa nước mắm, nửa thìa đường, 1/4 thìa sa tế, ớt tươi, tỏi thái lát, 1/2 quả chanh vắt lấy nước.
8. Mẹo pha nước chấm ốc ngon
Nguyên liệu: Nước ấm, nước mắm, đường, chanh, sả, ớt bằm.
Cách pha:
- Pha 2 muỗng canh nước ấm, 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh đường cho tan.
- Thêm 1 muỗng canh chanh, sả, ớt bằm nhuyễn tùy khẩu vị mà thêm hay bớt lượng sả cũng như chanh. Nêm nếm cho chua chua, ngọt ngọt là được.
- Khi làm nước mắm nên khuấy cho tan đường và nước sau đó cho nước mắm vào. Tiếp đó hãy cho chanh và tỏi/gừng, ớt như thế ớt tỏi sẽ nổi lên trên trông đẹp hơn.
9. Nước chấm cua, ghẹ
+ 2 muỗng cà phê đường
+ 1 chén nhỏ muối tiêu
+ nước cốt 1 quả tắc
+ vỏ quất thái nhỏ cho luôn vào nước chấm.
Vắt nước tắc vào muối tiêu, trộn đều với đường và cho vỏ quất thái sợi lên trên Nước giấm đường cho các món chua ngọt
+ 2 lạng rưỡi đường kính trắng
+ nửa lít giấm gạo
Cho đường vào giấm và đun nhỏ lửa hỗn hợp này khoảng 15 phút. Khi giấm nguội, cho vào chai thủy tinh và dùng dần cho các món chua ngọt trong bữa ăn hằng ngày như sườn xào chua ngọt, cá sốt chua ngọt.
10. Pha nước mắm chấm gà luộc
Nguyên liệu: ớt tươi, nửa quả chanh, một ít tiết gà luộc, một thìa bột canh, nửa thìa hạt tiêu.
Cách pha nước chấm gà luộc như sau: Giã nhỏ tiết luộc, sau đó cho hạt tiêu, ớt thái lát, bột canh vào trộn đều. Thêm nước cốt chanh trộn nhẹ nhàng là có thể thưởng thức được.
Cách pha nước chấm gà luộc
Lưu ý khi thực hiện cách pha nước mắm chấm gà luộc:
Nên pha với nước ấm thì nước mắm chấm gà sẽ ngon và hấp dẫn hơn. Trộn đều tỏi băm cùng với với nước chanh. Sau khi đổ nước mắm từ từ cho vào sẽ không bị mặn. Khi pha nước chấm mới cho tỏi ớt vào chanh rồi đồ mắm vào, như vậy tỏi ớt sẽ nổi lên mặt. Nếu cho tỏi ớt vào nước mắm trước rồi mới cho giấm sẽ bị chìm xuống đáy.