Theo chuyên gia Karen Ansel, phát ngôn viên của Academy of Nutrition and Dietetics thì: "Bạn không thể đánh giá thấp tầm quan trọng của dinh dưỡng khi nói đến hệ thống miễn dịch. Vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hoá là những gì giúp cho cơ thể chúng ta mạnh mẽ, nếu không có chúng cơ thể khó mà chống lại được các chứng bệnh và nhiễm trùng".
Hãy nhanh chóng đưa vào thực đơn hàng ngày của bạn và gia đình những nhóm thực phẩm sau để bảo vệ bản thân tốt nhất trước các bệnh cảm lạnh và cúm trong mùa đông này.
1. Cá
Các loại cá béo bao gồm cá hồi, cá ngừ, cá thu đều rất giàu axit béo omega-3, hợp chất giúp giảm chứng viêm có hại trong cơ thể. Viêm mãn tính ngăn chặn hệ thống miễn dịch của bạn hoạt động, và có thể gây ra cảm lạnh và cảm cúm cũng như các bệnh nghiêm trọng hơn.
Omega 3 có thể phòng chống cảm lạnh rất hiệu quả. Trong một nghiên cứu đối chiếu năm 2011 được công bố trên tạp chí Brain, Behavior and Immunity, các sinh viên y khoa được bổ sung dầu cá trong ba tháng cho thấy mức viêm thấp hơn và cũng ít bị triệu chứng lo âu, một tình trạng có thể làm suy yếu chức năng miễn dịch của cơ thể.
2. Hàu
Kẽm, một khoáng chất thiết yếu, có khả năng chiến đấu mạnh mẽ với chứng cảm lạnh thông thường. Một nghiên cứu toàn diện được công bố trên tạp chí y tế của Canada năm 2012, đã kết luận rằng dùng bổ sung kẽm sẽ rút ngắn thời gian bị cảm lạnh ở người lớn.
Tuy vậy, bổ kẽm từ các loại dược phẩm thường để lại những nguy cơ tác dụng phụ như buồn nôn và đau đầu. Do đó, tốt hơn hết là bạn nên tiêu thụ khoáng chất này qua chế độ ăn uống hàng ngày. Hàu chứa lượng kẽm nhiều hơn bất kỳ thực phẩm nào khác và bạn có thể bổ sung hàu để ngăn ngừa cảm lạnh. Tuy nhiên, không nên ăn hàu sống, bởi theo chuyên gia Ansel: "Hàu chưa nấu chín có thể chứa vi khuẩn có hại cho cơ thể và khiến bạn mắc bệnh bằng những cách khác”.
3. Tỏi
Những tép tỏi cay có nhiều tác dụng hơn là chỉ gia tăng hương vị của món ăn. Tỏi cũng chứa allicin, một hợp chất sulfuric có khả năng tạo ra chất chống oxi hóa khi nó phân hủy.
Một nghiên cứu năm 2001 trên Advances in Therapy phát hiện ra rằng những người được bổ sung tỏi trong 12 tuần giữa tháng 11 và tháng 2 bị nhiễm cảm lạnh ít hơn so với những người dùng giả dược. Và trong những người bị bệnh, những người được ăn tỏi cũng cho thấy sự bình phục nhanh hơn. Tỏi chứa lượng chất chống oxy hóa lớn nhất khi ăn sống. Nếu bạn sợ hương vị quá mạnh của tỏi, bạn có thể sử dụng viên năng tỏi chiết xuất.
4. Hạt hoa hồi
Những hạt giống có hương vị cam thảo này có đặc tính kháng khuẩn, đã được chứng minh là có thể giảm bớt chứng ho và loại bỏ sung huyết đường hô hấp trên. Hạt cây hồi có thể được ăn (ví dụ, rắc bánh quy), nhưng đối với việc chữa trị cảm lạnh người ta thường sử dụng với trà. Theo Hướng dẫn thực hành của Hiệp hội Dược phẩm Mỹ về Thuốc tự nhiên, một công thức điển hình là cho một chén hạt hồi nghiền nát vào một cốc nước nóng và có thể thêm đường, tỏi, quế, mật ong (nếu muốn). Uống 3 lần mỗi ngày.
5. Trái cây họ cam quýt
Nhiều nghiên cứu khẳng định bổ sung vitamin C khi có dấu hiệu đầu tiên của bệnh cảm lạnh có thể rút ngắn thời gian bị bệnh đi một ngày. Ăn nhiều cam quýt, hoặc sử dụng chanh trong các công thức nấu ăn sẽ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng này. Đừng lo lắng về việc lạm dụng, bởi hiếm khi bạn bị quá liều vitamin C.
6. Thì là
Giống như hạt cây hồi, thìa là là một một loại thuốc long đờm tự nhiên, và có thể giúp loại bỏ tắc nghẽn ngực và làm dịu cơn ho dai dẳng.
Thì là có thể được ăn sống hoặc nấu chín, tuy nhiên cách tốt nhất là uống trà làm từ hạt cây thì là. Hãy thử công thức của riêng của bạn với 1,5 muỗng cà phê hạt thìa là và một cốc nước sôi. Ủ trong vòng 15 phút, và có thể cho thêm mật ong nếu muốn. 7. Trà
Mọi người đều biết một cốc trà nóng bốc khói có thể giúp loại bỏ sự tắc nghẽn ở ngực và làm dịu cổ họng bị đau, nhưng những lợi ích còn có thể liệt kê dài hơn nữa.
Tất cả các loại trà đen, xanh, hoặc trắng đều có chứa một nhóm các chất chống oxy hóa gọi là catechin, có thể ngăn ngừa bệnh cúm. Trong một nghiên cứu của Nhật Bản năm 2011, những người uống viên nang catechin trong 5 tháng có tỷ lệ nhiễm cúm thấp hơn 75% so với những người dùng giả dược. Còn nữa, catechin có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch, sự trao đổi chất tổng thể, và bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh ung thư và bệnh tim. 8. Ớt đỏ
Giống như các loại trái cây họ cam quýt, ớt đỏ rất giàu vitamin C. Trong thực tế, trong một quả ớt đỏ có chứa tới 150 mg của vitamin này, gấp 2 lần mức khuyến cáo cho phụ nữ.
Theo chuyên gia Ansel, bạn cần nạp một lượng nhiều hơn thế để đạt được lợi ích phòng chống cảm lạnh. Nếu bạn đang bị bệnh, bạn nên bổ sung vitamin C hàng ngày, khoảng từ 400-500 mg.
9. Rau lá xanh
Rau xanh càng sẫm màu thì lượng chất dinh dưỡng chứa trong đó càng cao. Vì vậy, nếu bạn muốn củng cố hệ thống miễn dịch trong mùa lạnh, hãy chọn rau arugula, cải xoăn, súp lơ xanh thay vì rau diếp.
Một nghiên cứu năm 2011 của Anh phát hiện ra rằng những con chuột được cho ăn các loại rau xanh sẽ có nhiều tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng trong ruột hơn so với những con chuột không được ăn.
10. Cà rốt và khoai lang
Trái cây và rau quả màu cam như cà rốt và khoai lang, rất giàu beta-carotene. Khi chúng ta ăn những thực phẩm này, cơ thể chúng ta chuyển đổi hợp chất hữu cơ này thành vitamin A, một dưỡng chất thiết yếu cho việc duy trì một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ.
Vitamin A là đặc biệt quan trọng đối với những khu vực từ đó chúng ta bị nhiễm cảm lạnh: nó giữ các màng nhầy trong mũi và cổ họng - một trong những cơ quan phòng thủ của cơ thể - luôn được khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả.