Kết quả nghiên cứu về yếu tố giúp con người sống thọ hơn
Bài viết này đăng trên kênh thông tin của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc về kết quả nghiên cứu đề tài: Làm sao để có thể sống thọ trăm tuổi?
Trải qua nhiều thời đại, loài người không ngừng theo đuổi những ước mơ về việc sở hữu tuổi thọ cao nhất có thể, sự mong muốn bản thân trở nên "trường sinh bất tử" chưa bao giờ ngừng lại trong tâm trí của nhiều người.
Trong lịch sử Trung Quốc, nhiều hoàng đế vĩ đại đã theo đuổi sự trường sinh bất tử này với nhiều cách khác nhau: Ví dụ, Tần Thủy Hoàng đã phái Từ Phúc đi dọc khắp các bờ biển để tìm kiếm những loại thuốc thần tiên.
Hoàng đế Hán Vũ (Hán Vũ đế) từng bị ám ảnh với những bài thuốc từ thiên nhiên để tinh chế ra thuốc tiên.
Tất nhiên, bây giờ đã có các dữ liệu khoa học và thông tin đầy đủ để mọi người không còn mù quáng theo đuổi những ý tưởng về sự "trường sinh bất lão" như xưa nữa, nhưng họ vẫn hy vọng sử dụng các phương pháp khoa học để làm cho mình trở nên khỏe mạnh và sống thọ, càng lâu càng tốt.
Hình ảnh Tần Thủy Hoàng (TQ)
Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào mọi người có thể đạt được sự khỏe mạnh và tuổi thọ cao? Đây cũng là một vấn đề khoa học lớn mà các nhà khoa học luôn chú ý nghiên cứu sâu rộng.
Theo thống kê, ngày càng có nhiều người cao tuổi sống đến 100 tuổi và những người già này thường có sự khỏe mạnh ổn định trong cuộc sống dài lâu của họ.
Từ những nhóm người sống thọ này, các nhà khoa học tự nhiên cho rằng, bằng cách nghiên cứu nhóm đối tượng này, họ có thể tìm ra bí mật về sức khỏe và tuổi thọ của con người.
Hình ảnh Hán Vũ Đế (TQ)
Gần đây, các nhà khoa học thuộc Viện Động vật học Côn Minh thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã tiến hành một nghiên cứu về nhóm những người thọ trăm tuổi ở tỉnh Hải Nam, Trung Quốc.
Các nhà nghiên cứu đã thu thập các nhóm máu và các yếu tố ngoại vi của những người cao tuổi, sau đó dùng kỹ thuật RNA-seq để phân tích và nhận được những số liệu nghiên cứu đáng chú ý.
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng những người cao tuổi sống lâu này có khả năng tự trị mạnh mẽ và chỉ ra rằng việc tăng cường chức năng autophagy-lysosome (autolysosome) liên quan đến tế bào, gen, có thể là một trong những bí mật của sức khỏe và tuổi thọ của con người.
Không chỉ vậy, họ còn nhận thấy rằng cơ chế kéo dài tuổi thọ lành mạnh này có thể được kế thừa cho các thế hệ tương lai ở một mức độ nào đó.
Nói cách khác, nếu cha mẹ bạn sống đến 100 tuổi, bạn có nhiều khả năng sống đến 100 tuổi. Tất nhiên, điều này không tuyệt đối, bởi có nhiều yếu tố môi trường và những rủi ro, sự kiện bất ngờ ảnh hưởng đến cuộc sống và tuổi thọ của bạn.
Trong cuốn sách Người trường thọ (Xiao et al. Genome Rerearch -Nghiên cứu bộ gen 2018 28: 1601-1610) ghi chép rằng, yếu tố Autophagy liên quan đến lysosome (Autophagy là quá trình chết tế bào được trung gian bởi lysosomes) có thể làm suy giảm các bào quan và protein giúp loại bỏ tổn thương nội bào và giải phóng các phân tử nhỏ tự do cho các tế bào để tái sử dụng.
Sách Người trường thọ (Xiao et al. Genome Rerearch -Nghiên cứu bộ gen 2018)
Nói một cách đơn giản hơn, đây là một hệ thống để tái chế. Các nhà khoa học tại Viện Động vật học Côn Minh cũng đã xác nhận rằng sự biểu hiện cao của các gen trên con đường truyền tín hiệu autophagy-lysosomal thực sự có thể làm trì hoãn sự lão hóa của các tế bào (IMR-90, nguyên bào sợi phổi của người).
Sự tăng cường chức năng autophagy-lysosome chính là "bí mật" của sức khỏe và tuổi thọ của con người, vậy chúng ta phải làm thế nào để có thể làm cho quá trình đó trở nên mạnh mẽ và hiệu quả hơn?
Trong thực tế, có một phương pháp rất đơn giản, đó là "cảm ứng đói" (cơ thể ở trong trạng thái đói). Nói cách khác, khi chúng ta ở trong trạng thái đói, cơ thể sẽ tự động kích thích hệ thống autophagy-lysosomal trong cơ thể hoạt động.
Hệ thống này sẽ sử dụng/tiêu hóa các chất bị hư hỏng và có hại được tạo ra trong quá trình lão hóa, đồng thời sử dụng các chất được tạo ra bởi sự thoái hóa để sử dụng tiếp vào quá trình trao đổi chất, giải phóng ra năng lượng để duy trì sự sống của cơ thể. Đây liệu đây có phải là một phương pháp đơn giản để sống thọ khiến chúng ta cảm thấy rất thú vị?
Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng, mọi người không phải vì muốn sống thọ mà nhịn ăn được, chúng ta cần hiểu rõ bản chất của vấn đề.
Rốt cuộc, hệ thống autophagy-lysosomal chỉ có thể phục hồi một phần năng lượng trong cơ thể, không đủ để duy trì sự sống của bạn. Nhịn đói chưa biết có giúp bạn có được tuổi thọ hay không, mà trước tiên là bạn có thể sẽ bị chết đói nếu nhịn sai cách.
Nói một cách dễ hiểu hơn, cơ chế này hoạt động hiệu quả hơn khi bạn hơi đói một chút, giảm ăn một chút chứ không phải là nhịn ăn.
Hiện nay, nhiều nhà khoa học đã chỉ ra rằng lượng calo có thể kéo dài đáng kể tuổi thọ của các sinh vật (như chuột), và một trong những cách mà nó hoạt động là kích thích sự tự dưỡng của cơ thể. Cái gọi là hạn chế calo đề cập đến việc giới hạn tổng lượng calo của sinh vật trong khi vẫn đảm bảo các chất dinh dưỡng thiết yếu của sinh vật.
Vì vậy, đơn giản mà nói, có vẻ như chúng ta nên duy trì một kiểu ăn uống không quá no/hơi đói một cách thường xuyên, đây là một lựa chọn tốt, đồng thời có thể là một cách để giữ sức khỏe.