Có thể nói, đi bộ là môn thể dục quốc dân, cả nam lẫn nữ, từ già tới trẻ đều có thể dễ dàng đi bộ. Chỉ dành ra khoảng 30 phút mỗi ngày để đi bộ, chúng ta vừa có thể giãn cơ và kích hoạt cơ, đốt cháy mỡ thừa, lại vừa nâng cao sức đề kháng và miễn dịch của cơ thể.
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng, một người có thể sống lâu hơn hay không sẽ thực sự được phản ánh ở tuổi 60. Đây là giai đoạn quan trọng để chuyển từ tuổi trung niên sang tuổi già và đi bộ có thể phản ánh tuổi thọ của họ trong tương lai.
3 biểu hiện khi đi bộ ở tuổi 60 cảnh báo một người khó sống lâu
Đi bộ khom lưng, không thể duỗi thẳng cơ thể
Cơ thể mỗi người khác nhau và chức năng hoạt động cũng vậy. Có người thậm chí còn khom lưng khi đi bộ, không thể duỗi thẳng cơ thể, có người phải dừng lại khi đi bộ hoặc leo cầu thang...
Có nhiều dấu hiệu khác nhau cho thấy người cao tuổi ở độ tuổi này đã bị suy giảm thể chất đáng kể. Sau khi bước sang tuổi 60, chức năng của các cơ quan và mô trong cơ thể cũng sẽ suy giảm rất rõ rệt.
Chóng mặt, đau đầu, đi đứng không vững
60 tuổi là độ tuổi quan trọng quyết định tuổi thọ của con người. Một số người cao tuổi khi đi lại thường thấy chóng mặt hoặc đau đầu, khi gặp phải những vấn đề như vậy nhất định phải chú ý đến huyết áp cao.
Đặc biệt khi tư thế đi bộ thay đổi có thể khiến huyết áp trong cơ thể tăng nhanh, từ đó ảnh hưởng đến các mạch máu trong não, khiến người cao tuổi bị chóng mặt, đau đầu hoặc đi đứng không vững.
Chân không vững, không giữ được thăng bằng
Khi người già đi lại, bước đi tương đối ổn định sẽ rất khỏe mạnh, nếu chân không vững và không giữ được thăng bằng thì có thể liên quan đến các bệnh như cao huyết áp hoặc mỡ máu cao.
Điều này là do lượng máu cung cấp cho cơ thể không đủ, thậm chí có thể dẫn đến các triệu chứng như tê chân tay ở người già. Người già khỏe mạnh vẫn duy trì sải chân tương đối lớn khi đi bộ. Nhưng cũng có một số người già dần dần trở nên cứng đờ 2 chân khi đi bộ.
Mặc dù vậy, chỉ cần cơ thể cho phép, người cao tuổi nên tiếp tục đi bộ vì có thể giúp cơ thể luôn hoạt động. Đi bộ còn có tác dụng "bồi bổ" cơ thể và có thể chống lại sự xuất hiện của một số bệnh hiệu quả.
Người 60 tuổi nên đi bộ thế nào cho tốt?
Đi bộ đúng cách mỗi ngày đối với người trung niên và cao tuổi quả thực có thể kéo dài tuổi thọ, tuy nhiên cũng cần kiểm soát số bước và tần suất đi bộ phù hợp với thể trạng từng người.
Ngay từ đầu, đừng đặt ra yêu cầu quá cao cho bản thân. Nếu người khác đi bộ 5km, bạn cũng không cần nhất quyết học theo kẻo cuối cùng chẳng những không đạt được sức khỏe mà ngược lại, đầu gối và xương khớp lại trở nên đau nhức, phải làm việc quá độ.
Một số người nghe được rằng, đi bộ 10.000 bước mỗi ngày là tốt nhất cho sức khỏe. Họ tin vào điều đó và bắt đầu làm theo ngay từ những ngày đầu tiên tập thể dục. Hậu quả để lại là chỉ sau vài ngày, khớp gối đã bị tổn thương, người kiệt sức và họ phải nằm liệt trên giường một thời gian dài để đợi cơ thể hồi phục lại.
Khi cơ thể bắt đầu lão hóa, thể chất có dấu hiệu “xuống dốc”, việc cố đi cho đủ 10.000 bước mỗi ngày không những không có tác dụng kéo dài tuổi thọ mà còn đẩy nhanh quá trình lão hóa, thể lực sa sút.
Nên lưu ý rằng, sau khi đến một độ tuổi nhất định, một lượng lớn canxi trong cơ thể bị hao hụt khiến mật độ xương giảm. Xương khớp trở nên mỏng manh, rất dễ bị gãy, nứt nếu vận động gắng sức hoặc bị ngoại lực tác động mạnh.
Đi bộ quá nhiều bước sẽ làm tổn thương khớp gối thêm trầm trọng, chấn thương. Trường hợp nặng sẽ dẫn đến tổn thương sụn, mắc các bệnh về khớp như thoái hóa khớp, viêm bao hoạt dịch khớp, chấn thương sụn chêm…