Các nhà nghiên cứu của Đại học Wyoming (Mỹ) đã tìm thấy rằng capsaicin trong ớt có thể kích thích cơ thể đốt cháy năng lượng và tạo ra nhiệt (một quá trình được gọi là sự sinh nhiệt). Quá trình này cũng kích hoạt các thụ thể trong cơ thể và đốt cháy calo nên có tác dụng giúp giảm cân. Các thụ thể này được tìm thấy trong các tế bào chất béo màu trắng và nâu.
Trong cơ thể, các tế bào mỡ trắng làm tăng calo và lưu trữ chúng như mỡ. Nó cũng bị coi là chất béo "xấu".
Chất béo màu nâu, được tìm thấy với số lượng nhỏ trên vai và cổ có tác dụng thực sự đốt cháy chất béo để làm nóng cơ thể - do đó nó được gọi là chất béo "tốt".
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng bổ sung capsaicin trong chế độ ăn uống đã có thể kích thích một thụ thể gọi là protein tiềm năng vanilloid 1 (TRPV1). Các thụ thể này được kích hoạt sẽ giảm thiểu sự béo phì liên quan tới chế độ ăn giàu chất béo. Các nhà nghiên cứu tin rằng, sở dĩ điều này có thể diễn ra là bởi vì các tế bào mỡ trắng "xấu" được chuyển thành các tế bào đốt cháy năng lượng - chất béo nâu "tốt".
Họ đã thực hiện nghiên cứu trên một nhóm chuột hoang dã, và một nhóm các con chuột đã được biến đổi gen để bị thiếu thụ thể TRPV1.
Cả hai nhóm này đều được cho ăn theo chế độ ăn uống có chất béo cao, 0,01% được tạo thành từ capsaicin.
Capsaicin có thể ngăn ngừa sự tăng cân do chế độ ăn nhiều chất béo ở những con chuột hoang dã, nhưng điều này không xảy ra ở những con chuột thiếu TRPV1. Kết quả này không liên quan đến lượng thức ăn mà các con chuột đã tiêu thụ.
"Hoạt động trao đổi chất và tiêu hao năng lượng tăng đáng kể ở những con chuột hoang dại có chế độ ăn giàu chất béo, nhưng không có hiệu quả với những con chuột thiếu TRPV1 di truyền", Vivek Krishnan, nhà nghiên cứu thuộc Đại học Wyoming cho biết.
"Điều này là bởi vì chất béo trắng được đốt cháy để trở thành chất béo nâu, có thể đốt cháy chất béo và kích thích cơ thể tạo ra nhiệt", ông nói thêm.
Điều này có thể giúp ngăn ngừa, quản lý bệnh béo phì và các biến chứng sức khỏe liên quan khác như bệnh tiểu đường loại 2, huyết áp cao, bệnh tim mạch, các nhà nghiên cứu cho biết.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng kết luận này cần được chứng minh thêm trong các thử nghiệm lâm sàng cẩn thận.
Nghiên cứu được trình bày trong Hội nghị thường niên lần thứ 59 của Hiệp hội Sinh học ở Baltimore, Mỹ.
Ngoài ớt, các loại quả mọng (dâu tây, quả mâm xôi, mâm xôi và quả việt quất...) cũng được các nhà nghiên cứu chứng minh là có tác dụng giúp giảm cân rất hiệu quả.
Các nhà nghiên cứu trường Đại học Loughborough thấy những người ăn bữa ăn nhẹ với các loại quả mọng sẽ tiêu thụ ít hơn 134 calo so với bữa ăn nhẹ có đường. Nếu bạn không có thói quen thể dục thì điều này cũng có thể giúp bạn giảm cân.
Tiến sĩ James Lewis, từ trường của Thể thao, Thể dục và Khoa học Y tế tại Đại học Loughborough, cho biết: "Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy một bữa ăn nhẹ buổi chiều là các quả mọng có thể làm giảm lượng ăn vào bữa tối. Đó là một phương pháp đơn giản có thể giúp mọi người kiểm soát và giảm cân nặng".
"Có một số lợi ích sức khỏe tiềm năng trong nhóm trái cây này nhưng đây là lần đầu tiên chúng được chứng minh là món ăn giúp giảm lượng thức ăn mà bạn tiêu thụ trong bữa ăn kế tiếp trong ngày. Điều này có thể giúp bạn giảm cân àm không cần nhiều nỗ lực trong việc thể dục", Tiến sĩ Lewis nói thêm.
Tiến sĩ James ước tính rằng nếu có một bữa ăn nhẹ buổi chiều với các loại quả này thay cho bánh kẹo nhiều đường thì bạn có thể mong đợi giảm tới trung bình 938 calo trong một tuần (0.45kg mỡ cơ thể trong 1 tháng).